Thách thức trong việc chọn giống cây trồng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 59 - 60)

6 .Kết cấu khóa luận

2.6 Đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam

2.6.2.2 Thách thức trong việc chọn giống cây trồng

Việt Nam được biết đến chủ yếu sản xuất cà phê Robusta, chiếm 95% trên tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang các nước khác. Trong đó các nước như

51

Bắc Âu, Đức…có yêu cầu khắt khe về chất lượng và giá trị hạt cà phê. Hiện thị trường Đức tiêu thụ nhiều nhất cà phê Arabica rang nhẹ và có chất lượng cao. Phân khúc cà phê Arabica là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất và được dự báo sẽ chứng kiến những cải thiện lớn trong giai đoạn sắp tới. Nếu xét theo loại sản phẩm, phân khúc cà phê xay chiếm thị phần lớn nhất do tiện lợi trong tiêu thụ và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Đức. Việc không thể đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng trở thành hạn chế của Việt Nam, cà phê Robusta có phân khúc giá thấp hơn và ít được ưa chuộng hơn so với cà phê Arabica. Nguyên nhân là vì Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng cà phê Robusta tạo năng suất cao, việc trồng cà phê Arabica thích nghi kém trong mơi trường khí hậu Việt Nam nên gây nhiều sâu bệnh, chăm sóc khó hơn, giá thành sản xuất cao hơn, cơng đoạn sơ chế, quản lý tốn kém và trở thành rào cản sản xuất, phát triển giống cây Arabica.

Đây có thể coi là một điểm yếu của Việt Nam trong ngành cà phê xuất khẩu bởi sản lượng cao nhưng giá trị cà phê mang lại thấp, chủ yếu sản xuất phân khúc cà phê giá thành rẻ, lợi nhuận ít và đặc biệt chưa đánh đúng vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường và là hạn chế lớn trong việc tìm kiếm các thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)