Dự báo thị trường, mục tiêu phát triển của cà phê Việt trong thời gian

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 64 - 68)

6 .Kết cấu khóa luận

3.1 Dự báo thị trường, mục tiêu phát triển của cà phê Việt trong thời gian

tới

3.1.1 Dự báo thị trường tác động đến sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam Nam

- Thị trường EU vẫn luôn là thị trường tiềm năng với dung lượng nhập khẩu cà phê rất lớn. Đặc biệt, hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu) mở ra cơ hội mới về thuế suất thuế xuất khẩu cà phê vào EU cùng nhiều lợi thế khác. Nhu cầu của thị trường EU đối với các loại cà phê chế biến và cà phê chất lượng cao đang trong xu hướng tăng lên. Do đó, tiềm năng xuất khẩu cà phê sang EU rất lớn, nếu khai thác tốt nhu cầu thị trường và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Hiệp định EVFTA sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh tại EU. Tình trạng thiếu container vận chuyển và vấn đề chi phí logicstics năm 2022 nhiều khả năng sẽ không căng thẳng như năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thơng quan hàng hóa.

- Việt Nam tham gia vào hiệp định UKVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh) mang đến tiềm măng mới cho xuất khẩu cà phê nói riêng và các ngành hàng khác. Lợi ích thương mại của UKVFTA đối với Việt Nam là rất lớn bởi dung lượng thị trường Anh cùng nhu cầu mặt hàng cà phê tương đối nhiều. Hiệp định UKVFTA miễn thuế nhập khẩu vào Anh đối với hầu hết các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam ngay lập tức hoặc theo lộ trình giảm thuế khá nhanh. Ngồi ra, UKVFTA đã tạo lập lợi thế cạnh tranh cho nhiều sản phẩm Việt Nam như nông sản, thủy sản, đồ gỗ trước các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brazil. Đây là các đối thủ thương mại rất mạnh đối với nhiều sản phẩm của Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy Việt Nam đã từng bước đi lên, mở rộng quan hệ với các đối tác, vừa tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường lớn,

56

phát triển kinh tế, vừa nhập khẩu các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam với giá thành hợp lý, tạo mối quan hệ giao thương buôn bán, đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển lớn mạnh trong tương lai.

Việc mở rộng thị trường sẽ giúp Việt Nam học hỏi, áp dụng được những thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước phát triển hơn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất cà phê. Hiện nay, người dân đã áp dụng các quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, RainForest, UTZ, Fair trade, hữu cơ… để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng thị trường. Theo UBND huyện Đắk Mil, người dân nơi đây đã thực hiện các biện pháp như: sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, bán tự động để tưới nước cho cây cà phê; quả cà phê được thu hái khi chín trên 85%. Khơng chỉ vậy, những kĩ thuật về các trồng trọt, phan bón đều được cải tiến để phù hợp với giống cây trồng hiện nay như kỹ thuật bón phân theo phương pháp “4 đúng” (đúng liều lượng, đúng tỷ lệ, đúng giai đoạn, đúng kỹ thuật), bón phân theo độ phì, tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại IPM, thu hoạch, sơ chế cà phê bảo đảm chất lượng. Chính sự đổi mới trong khâu trồng trọt đã tiết kiệm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng vườn cây, năng suất cũng được cải thiện một cách đáng kể.

Nhà nước cũng đã đặc biệt quan tâm, chú trọng hơn trong quản lý, kết nối người dân với doanh nghiệp, xây dựng giải pháp, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cà phê theo hướng bền vững. mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất cà phê, tạo giá trị hạt cà phê chất lượng, thương hiệu cà phê Việt Nam dần khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu phát triển cà phê Việt Nam trong thời gian tới

Ngành cà phê đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chế biến sâu cà phê, đạt tỷ trọng từ 30 - 40% sản lượng, với

57

các thương hiệu mạnh. Tổng giá trị sản lượng của ngành hàng cà phê đạt trên 200% so với hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 5 - 6 tỷ USD. Giá cà phê Việt Nam sẽ khơng cịn phụ thuộc vào giá cà phê thế giới nói riêng và biến động của thị trường kinh tế nói chung, đưa thứ hạng xuất khẩu cà phê của nước ta lên một tầm cao mới, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân, phát triển nền kinh tế bền vững, đời sống nhân dân ấm no, ổn định và nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.

Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), mục tiêu đến năm 2025 gồm

• Trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107.000ha cà phê; trong đó, trồng tái canh 75.000ha, ghép cải tạo 32.000ha.

• Nghiên cứu, chọn tạo các giống cà phê mới thích hợp cho từng vùng sinh thái theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, có khả năng cơ giới hóa khâu thu hoạch, rải vụ thu hoạch...

• Đưa tỷ lệ cà phê hòa tan, cà phê rang xay từ dưới 10% hiện nay lên 30% vào năm 2030

3.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam

Với những mục tiêu đã đề ra, định hướng chung nhằm nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên thị trường quốc tế gồm những nội dung

- Trong thời gian tiếp theo, Bộ Công Thương tiếp tục kết hợp cùng Bộ NN & PTNT, đẩy mạnh phối hợp cùng các địa phương, hiệp hội ngành hàng triển khai các chương trình quảng bá, hỗ trợ xuất khẩu nơng sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng sang thị trường khu vực thị trường Châu Âu, Châu Mỹ - một thị trường tiêu thụ cà phê lớn, tiềm năng của nước ta, đưa

58

việc xuất khẩu cà phê lên chinh phục những “đỉnh cao” mới, mang lại cơ hội mới cho ngành cà phê của nước ta

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, người nơng dân có những buổi hội thảo để gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này, từ đó tìm hiểu, nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng nước ngoài, đưa sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt có chất lượng, giá trị gia tăng cao tới tận tay người tiêu dùng nước ngoài

- Theo Cục Xuất nhập khẩu, định hướng của Nhà nước và các Bộ, ngành hiện nay là xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng. Cụ thể, tổ chức tái cơ cấu cây trồng cà phê, thực hiện vugf trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường

- Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê, xây dựng thương hiệu có vị thế trên trường quốc tế, cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng lớn, Bộ Công thương tiếp tục thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, cung cầu, giá cả, chi phí, chính sách xuất nhập khẩu… đối với mặt hàng cà phê, từ đó tìm kiếm thị trường có tiềm năng xuất khẩu để cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm phối hợp tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm hợp lý, tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng tín hiệu của thị trường. Bên cạnh đó, Bộ Cơng Thương đã và đang thường xuyên chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại tại một số thị trường trọng điểm nhiều tiềm năng tăng trưởng như Trung Quốc, Liên bang Nga, ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Bắc Phi, Nam

59

Phi, Trung Đông... để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)