Chất lượng cà phê còn thấp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 58 - 59)

6 .Kết cấu khóa luận

2.6 Đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam

2.6.2.1 Chất lượng cà phê còn thấp

Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới, tuy nhiên chất lượng hạt cà phê chưa được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ cà phê không đạt chuẩn cao ảnh hưởng đến uy tín cũng như giá cả và kim ngạch xuất khẩu của cà phê. Ngoài ra, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến, xử lý khiến cho giá trị cà phê bị đánh giá thấp trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng cà phê thấp gồm

• Cơng nghệ chế biến lạc hậu, chăm sóc khơng đúng cách. Đối tượng sản xuất cà phê chủ yếu là hộ gia đình, người dân với quy mơ hẹp, nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự đồng nhất trong cách chăm sóc, bảo quản, chế biến, khơng có quy trình sản xuất cụ thể dẫn đến việc người dân khơng biết cách chăm sóc đúng. Lợi dụng ngành cà phê đang trên đà phát triển, một số người dân không màng đến hậu quả, tăng năng suất cây trồng bằng cách tưới nhiều phân đạm, chất kích thích cho cây trồng để đạt đủ sản lượng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nước bị ô nhiễm, đất giảm nguồn dinh dưỡng màu mỡ, cây trồng bị phản tác dụng trở nên héo úa, già cỗi, tạo ra hạt cà phê chất lượng kém. Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến khơng ít các hộ kinh doanh không quan tâm đến chất lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới.

50

• Thêm vào đó, các hộ gia đình sản xuất cà phê nhỏ lẻ chưa có cơ hội tiếp xúc với cơng nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại. Vì thế, tất cả hình thức chế biến hầu như đều theo phương pháp tự nhiên như phơi khô, trực tiếp phơi cà phê ra sân vườn đón ánh nắng, cịn phương pháp áp dụng kỹ thuật như chế biến theo phương pháp ướt được sử dụng rất ít, phương pháp địi hỏi đầu tư máy móc tốn kém lại khơng được biết đến nhiều ở các hộ gia đình trồng cà phê.

• Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, cơng nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốc làm giảm chất lượng cà phê. Chính vì chất lượng và hàm lượng cà phê Việt Nam thấp hơn so với sản phẩm của quốc gia khác nên thường không được đánh giá cao của các đối tác nhập khẩu.

• Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn cịn lỏng lẻo, chưa được chú trọng. Người dân chưa có sự quan tâm đến an tồn vệ sinh dẫn đến việc sản xuất, phơi sấy ở môi trường kém vệ sinh, sử dụng nguồn nước bẩn để rửa hay cà phê lẫn nhiều tạp chất, dư lượng thành phần hóa học cao. Hiện nay việc kiểm định chất lượng cà phê vẫn còn chưa được quy định rõ ràng, nghiêm ngặt.

• Ngồi ra, sự thiếu chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý có chun mơn, chưa có sự dẫn dắt người dân phương pháp bảo quản, chế biến mới, giúp tăng năng suất, chất lượng hạt cà phê. Chưa có chính sách, đường lối rõ ràng để kết hợp sản xuất cà phê giữa người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận những cách làm mới, kiến thức mới nhằm vận dụng vào chăm sóc, chế biến, sản xuất cà phê cùng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)