Kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 39 - 44)

6 .Kết cấu khóa luận

2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị

2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ

Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ hai sau Brazil). Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malayxia, Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành Cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, thông qua các hiệp định thương mại tự do đã được kí kết

Bảng 2: Tình hình xuất khẩu Cà phê Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Năm Khối lượng Kim ngạch Giá xuất khẩu

31

(nghìn tấn) (triệu USD) (USD/tấn)

2018 1878 3538 1883,4

2019 1653 2855 1727

2020 1570 2740 1751,2

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan

Trong giai đoạn 2018-2020, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường khác có phần giảm, năm 2019 cả nước xuất khẩu 1653 nghìn tấn cà phê, đạt 2855 triệu USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với năm 2018. Nguyên nhân có thể đến từ việc giá cà phê Việt Nam. Cùng với đó, việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản lượng vụ mùa năm 2019, cà phê bán ra không đủ bù đắp các chi phí về sản xuất, khiến người nơng dân khơng thu được lợi nhuận, không đủ kinh tế để phát triển sản xuất, khơng có khả năng trả nợ các khoản vay ngân hàng để đầu tư. Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện giá cà phê đã giảm sâu tới 40% so với thời điểm năm 2010, khiến nơng dân trồng cà phê gặp khó khăn và có xu hướng giảm diện tích trồng, giảm đầu tư cho cây cà phê dẫn đến năng suất, chất lượng cà phê bị ảnh hưởng.

Năm 2020, cả nước xuất khẩu 1570 nghìn tấn cà phê, kim ngạch 2740 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân 1751,2 USD/tấn, giảm 5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so với năm 2019. Ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến sự sụt giảm về lượng và kim ngạch xuất khẩu là tác động của đại dịch Covid, nền kinh tế đóng cửa, nhu cầu cà phê trên thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm năm thứ hai mất kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD.

32

Nguồn: Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

Giai đoạn 2018-2020, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2018 có mức độ tăng trưởng đồng đều, tháng 3/2018, sản lượng đạt 210 nghìn tấn – cao nhất trong năm 2018 nói riêng và giai đoạn 2018-2020 nói chung. Năm 2019, sản lượng xuất khẩu có chiều hướng suy giảm. Cụ thể ở 3 tháng đầu của niên vụ 2019/2020, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 470.06 nghìn tấn giảm 14,18% về lượng so với xuất khẩu 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2018/2019. Tháng 9, tháng 10 năm 2019, sản lượng cà phê đạt thấp nhất, 92.35 nghìn tấn (t9/2019) giảm 23,45% so với tháng 9 năm 2018, 89.11 nghìn tấn (t10/2019) giảm 35,29% so với tháng 10 năm 2018. Theo các chuyên gia, năm 2019 thị trường cà phê trong nước vẫn hết sức ảm đạm do hai nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới là Brazil và Indonesia sắp vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, cục Xuất nhập khẩu (Bộ Cơng Thương) dự báo, thị trường cà phê tồn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Năm 2020, xuất khẩu cà phê tháng 11/2020 đạt 70 nghìn tấn, đây là con số thấp nhất trong năm 2020 nói riêng và giai đoạn 2018-2020 nói chung, giảm 23% về lượng so với tháng 10/2020, so với tháng 11/2019 giảm 37,5% về lượng. Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 2,46 tỉ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 2,8% về

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Sản lượng xuất khẩu cà phê qua các tháng giai đoạn 2018-2020

33

trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân sản lượng cà phê xuất khẩu tụt dốc năm 2020 do 1 số yếu tố như: ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 đẫn đến nhu cầu cà phê trên thị trường giảm, tình trạng thiếu container rỗng cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường.

Bảng 3 Sản lượng xuất khẩu cà phê năm 2020

Thị trường

Năm 2020 So với năm 2019

(%) Tỷ trọng (%)

Lượng

(tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng cộng 1.565.280 2.741.048.091 -5,57 -4,24 100 100 Đức 223.581 350.409.667 -4,68 -4,33 14,28 12,78 Đông Nam Á 160.997 328.361.375 -9,83 -8,59 10,29 11,98 Mỹ 142.482 254.891.472 -2,58 3,26 9,1 9,3 Italia 141.535 224.152.609 0,24 -0,1 9,04 8,18 Nhật Bản 102.215 180.503.027 2,18 5,48 6,53 6,59 Tây Ban Nha 95.689 162.183.605 -28,59 -24,44 6,11 5,92 Philippines 72.512 158.097.906 -3,7 -8,92 4,63 5,77 Nga 69.123 138.204.129 -20,55 -17,79 4,42 5,04 Bỉ 68.647 111.940.276 -6,33 -3,44 4,39 4,08 Trung Quốc 40.122 95.681.229 -3,49 -5,67 2,56 3,49

34

Nguồn: Theo tính tốn từ số liệu công bố ngày 13/1/2021 của Tổng Cục Hải quan

Trên đây là sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đến 10 nước chủ yếu. Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là Đức với sản lượng cà phê 223.581 tấn, chiếm 14,3% trong tổng khối lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Từ 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU trong đó Đức là thị trường tiêu thụ lớn nhất, mở ra cơ hội mới với nhiều tiềm năng phát triển hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc loại bỏ 99% thuế hải quan đối với hàng hóa, hiệp định còn mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư EU vào Việt Nam. Tham gia hiệp định EVFTA tác động mạnh đến xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và xuất khẩu ngành cà phê nói riêng. Ngồi ra, Hiệp định cũng bao gồm rất nhiều cam kết khác về hải quan, vệ sinh dịch tễ, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm công.... giúp thiết lập nên các tiêu chuẩn và nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại, tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hóa của Việt Nam và Đức tiếp cận thị trường của nhau. Theo thông tin từ trang Mordor Intelligence, Đức là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất ở châu Âu với mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 6,5 kg/người/năm. Đức đang là thị trường người tiêu dùng có nhu cầu cao đối với các dòng cà phê rang xay bởi sự tiện lợi và phù hợp với sở thích của họ. Việc sử dụng thường xuyên, người Đức có nhận thức và kiến thức về sản phẩm cà phê ngày càng tăng, họ “sành” về các loại cà phê và đòi hỏi cà phê chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng. Đây chính là cơ hội rộng mở cho cà phê Việt vào thị trường Đức

Thị trường Đông Nam Á đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 160.997 tấn, tương đương 328,36 triệu USD, giảm 9,8% về lượng và giảm 8,6% kim ngạch. Tiếp sau đó là thị trường Mỹ đạt 142.482 tấn, tương đương 254,89 triệu USD, giảm 2,6% về lượng nhưng tăng 3,2% kim ngạch. Bên cạnh đó Italia, Tây Ban Nha,

35

Nhật Bản là những thị trường có mức chi tiêu trên trăm triệu USD để nhập khẩu cà phê nước ta.

Bảng 4: 3 quốc gia có lượng xuất khẩu cà phê cao nhất thế giới năm 2020

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Việt Nam đứng thứ 2 về việc xuất khẩu cà phê trên thế giới, chỉ sau Brazil – một nước có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nổi bật với phương pháp chế biến cà phê, hương vị cùng chất lượng tuyệt vời. Với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất cùng giá thành rẻ, đáp ứng được nhu cầu đang thiếu hụt cà phê arabica và sự tăng giá của Brazil và Colombia. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam trong việc tăng gia sản xuất, cải tiến chất lượng, mở rộng quy mô, đầu tư máy móc thiết bị, hình thành chuỗi quy trình sản xuất cà phê nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo dựng được vị thế, thương hiệu cà phê uy tín trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)