6 .Kết cấu khóa luận
2.3 Khái quát tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam từ năm 2018-2020
Cà phê là một trong những ngành hàng đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như: biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp. Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, tổng sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019. Việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn do bị mất mùa nên thu hoạch có phần chậm hơn các năm trước, vì vậy khiến cho việc thúc đẩy thị trường cà phê còn kém. Tuy nhiên, kĩ thuật thu hoạch và phơi sấy đã được chú trọng nhằm tạo nên chất lượng tốt hơn, tạo dựng thương hiệu từ đó thúc đẩy giá cà phê đi lên.
Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến nhiều nền kinh tế đóng băng, trong đó thị trường cà phê cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi một số quốc gia phải đóng cửa nền kinh tế do Covid hoành hành tác động không nhỏ đến việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Diện tích cà phê 2020 giảm 2% so với 2019 là 680.000 ha, 2021 dự kiến còn 675.000 ha. Do mấy năm nay giá cà phê thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác. Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát triển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015 – 2020.Theo đề án này, đến năm 2020 tổng diện tích cà phê của cà nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8 – 4,2 tỷ USD.
Hiện nay, diện tích trồng cà phê chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên: 639,3 nghìn ha, chiếm 80% diện tích trồng trên cả nước, tăng 132,3 nghìn ha so với năm 2010, tương đương tăng 26,1%. Năng suất cà phê đạt 28 tạ/ha, tăng 5,7 tạ/ha so với năm 2010. Sản lượng cà phê đạt 1,642 triệu tấn.
29
Việt Nam đưa vào sản xuất với 2 loại cà phê chính: Robusta và Arabica. Trong đó Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê (và chiếm 97% tổng sản lượng), thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm còn lại. Đối với canh tác cà phê Việt Nam, có những trang trại chuyên biệt, chỉ độc canh cây cà phê và trang trại hợp canh – với nhiều hơn một sản phẩm nông nghiệp. Kỹ thuật trồng cây cà phê xen lẫn các các cây trồng khác, như hồ tiêu, bơ, sầu riêng và macadamia trong vườn cà phê đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào thử nghiệm, vừa che bóng cây, chắn gió, giảm thiểu các thiệt hại do điều kiện thời tiết gây ra, người dân vừa có thể linh hoạt cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm, ổn định thu nhập cho người dân trồng cà phê. Cho đến nay, hơn 100.000 ha trang trại đa dạng như vậy đã được phát triển ở Việt Nam, chủ yếu ở Tây Nguyên.
Việt Nam đã áp dụng được các công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến như sử dụng nhật ký điện tử để quản lý quy trình canh tác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, khu vực đóng gói… nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Nước ta sử dụng kỹ thuật chế biến “phơi khô tự nhiên” là chủ yếu, chiếm 80% sản lượng cà phê chế biến, cà phê sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc các máy sấy khô chuyên dụng. Tuy nhiên, nông dân, nhà sản xuất và thương nhân cà phê ở khu vực Tây Nguyên hiện đang ngày càng sử dụng máy móc để sấy khơ quả cà phê. Thời gian sấy là khoảng 12 đến 16 giờ mỗi mẻ và độ ẩm giảm 10% -12%.
Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Bốn tỉnh trồng nhiều cà phê Robusta nhất gồm có Đăklăk, Lâm đồng, Gia lai và Đăk nơng như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) với diện tích khoảng 90% tổng diện tích cà phê cả nước.
Bảng 1: Diện tích và sản lượng ước tính cà phê Robusta niên vụ 2018-2019
30 1000 ha) (ĐVT: 1000 tấn) (ĐVT: Tấn/ha) 1 Đăk Lăk 204 490 2,4 2 Lâm Đồng 164 443 2,7 3 Đak Nông 158 417 2,6 4 Gia Lai 91 253 2,8 5 Kon Tum 17 51 3,1 6 Bình Phước 15 23 1,5 7 Bình Thuận 3 7 2,3 8 Đồng Nai 11 21 1,9 9 Tỉnh khác 5 8 1,7
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê