Đánh giá và dự báo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 46 - 47)

6 .Kết cấu khóa luận

2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị

2.4.3 Đánh giá và dự báo

Giai đoạn 2018-2020, thị trường cà phê Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch Covid, khiến nhu cầu về cà phê cũng như các mặt hàng khác suy giảm, giá cà phê giảm, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước gặp khó khăn. Trong những năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi biến động khắc nghiệt của thời tiết cùng những yếu tố chủ quan như: chưa đẩy mạnh áp dụng phương pháp thâm canh, canh tác mới, chưa có chủ trương, chính sách cụ thể nhằm triển khai các hoạt động sản xuất hợp lí, có quy trình rõ ràng cho ra các sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao. Hình thức sản xuất cịn nhỏ lẻ, phân tán, chưa theo hệ thống, chưa có sự thống nhất hợp tác cùng phát triển dẫn đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp và không ổn định. Sự khác biệt của đầu tư, thu hoạch và chế biến đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam.

Giai đoạn 2021-2023 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thị trường cà phê Việt Nam cũng như sự phục hồi của thị trường cà phê thế giới. Sau khi dịch

38

bệnh được đẩy lùi, các quốc gia mở cửa nền kinh tế, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê chế biến năm 2021 đạt 569,46 triệu USD, tăng 2,9% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2021 vừa vặn chạm mốc 3 tỷ USD (đạt 3,073 tỷ USD), đồng thời đưa ngành cà phê quay trở lại mốc quan trọng này kể từ năm 2018.

Cuối năm 2021, thị trường cà phê mới thực sự quay trở lại, là động lực thúc đẩy cho các hộ gia đình, doanh nghiệp tăng gia sản xuất, sự bứt phá đến từ tháng cuối cùng của năm 2021, chủ yếu nhờ giá cà phê tăng cao trên tồn cầu, qua đó tác động tích cực tới giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Một báo cáo nghiên cứu thị trường đưa ra nhận định, trong giai đoạn 2021-2025, thị trường cà phê toàn cầu tăng trưởng ở mức ổn định. Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngồi gia đình, đơ thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, tăng thu nhập, tăng sở thích cà phê hịa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)