6 .Kết cấu khóa luận
3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ cà phê ngày một rộng lớn, nhu cầu của người tiêu dùng ngày một khác nhau nên ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng ta cần phải nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu. Chủ yếu nước ta
63
xuất khẩu cà phê thô, tuy nhiên sản phẩm giá thành thấp, chất lượng kém, khơng có thương hiệu ảnh hưởng khơng nhỏ đến vị thế, uy tín và năng lực sản xuất cà phê của Việt Nam. Chính vì thế, nước ta cần đa dạng theo hướng tăng tỷ trọng cà phê sau nhân.
• Bộ NN & PTNT đã đưa ra kế hoạch tăng diện tích trồng cà phê Arabica, hướng đến diện tích cà phê Arabica chiếm 10% tổng diện tích cà phê của cả nước đến năm 2025. Bởi Arabica là giống cà phê có nhu cầu lớn nhất tại các thị trường như Đức, Anh, giống Arabica có giá trị cao, chất lượng cũng như giá thành cao hơn so với giống Robusta. Tuy nhiên, giống cây rất khó trồng ở nước ta do điều kiện thời tiết và khả năng sâu bệnh rât lớn, địi hỏi người nơng dân phải chăm sóc kĩ lưỡng, tốn nhiều chi phí trong q trình trồng trọt. Qua đó, Nhà nước cần hỗ trợ vốn các bên trung tâm nghiên cứu có điều kiện nghiên cứu các giống cây mới, nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao sản lượng cà phê Arabica, khắc phục các tình trạng về sâu bệnh ở giống cà phê này. Bên cạnh đó, để sản xuất Arabica cần tốn nhiều chi phí, Nhà nước cần hỗ trợ vốn và kỹ thuật canh tác cho người dân trong việc mở rộng diện tích trồng Arabica
• Đa dạng hóa phương pháp chế biến từ khơ tự nhiên dần chuyển sang
chế biến ướt. Việc chế biến ướt cũng đòi hỏi kĩ thuật khắt khe hơn, tuy nhiên với giống cây trồng Arabica, việc thực hiện phương pháp này là hợp lý. Cà phê tươi thu hái phải có tỷ lệ quả chín từ 85 - 90% trở lên, chế biến trong vòng 48 giờ sau khi hái; đồng thời, trong quá trình xay, hệ thống sẽ tách quả chín ra một bên, còn lại quả xanh, tạp chất sẽ được loại ra. Do đó, cà phê nhân sau khi chế biến khơng bị mốc, chất lượng cao hơn so với sản phẩm chế biến bằng phương pháp khác.