Điều kiện các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 47 - 50)

6 .Kết cấu khóa luận

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt

2.5.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất

- Điều kiện tự nhiên

Việt Nam sản xuất với 2 loại cà phê chính: cà phê Robusta và Arabica. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng địa hình nhiều đồi núi cao, nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo. Cà phê được trồng nhiều nhất tại khu vực Tây Nguyên, nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Đắk Lắk, Lâm Đồng. Tây Nguyên có lợi thế đất đỏ bazan - loại đất tốt, rất tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, và đặc biệt loại đất này rất dễ hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao (500-600 mét so

39

với mực nước biển). Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta.

Buôn Ma Thuật – một trong những vùng đất lí tưởng để trồng cà phê, từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địa hình đồi núi cao,…đều rất thích hợp với cây cà phê. Vì thế, Bn Ma Thuột trở thành trung tâm thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta. Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập… Bởi vậy, theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), cịn lại là cà phê Arabica

Năm 2020, biến động về thời tiết đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ cà phê, nhiều vùng cà phê tại tỉnh Đắc Lắk và cả Tây Nguyên gặp tình trạng thừa mưa thiếu nắng, tỷ lệ trái trên cây vẫn còn xanh “trâng” chưa chịu chín do ít nắng. Khơng chỉ có Việt Nam, trên thế giới một số nước sản xuất cà phê gặp tình trạng mưa lũ như Colombia, Indonesia. Ngược lại, Brazil và vùng phía Đơng Châu phi hạn hán kéo dài. Với thời tiết bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến lượng cà phê xuất ra các nước cũng như giá cà phê trên thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động. Chính vì vậy, có thể nói thời tiết là yếu tố quan trọng trong thị trường nơng sản nói chung và thị trường cà phê nói riêng.

- Nguồn nhân lực

Tính đến năm 2020, dân số Việt Nam là 97,34 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới, trong đó 49% là trong độ tuổi lao động, nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu việc làm trên thị trường lao động. Xuất khẩu cà phê là ngành chủ lực của nước ta nên việc chú trọng vào phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu là rất cần thiết. Xuất khẩu cà phê cần nhiều cơng đoạn địi hỏi nguồn lao động khá lớn, từ công đoạn nghiên cứu chọn giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Nước ta chưa có máy móc thiết bị hiện đại và quy trình sản xuất áp dụng cơng nghệ khoa học tiên tiến, chính vì thế lợi thế về

40

nhân cơng sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí sản xuất bởi chi phí lao động giá rẻ, từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.

Nước ta có quy mơ sản xuất cà phê cịn nhỏ lẻ, phân tán khi có tới 84 đến 89% diện tích là của nơng hộ, trong đó 63% có quy mơ dưới 1 ha/hộ gây nên khó khăn trong việc đồng nhất, tiếp cận đổi mới khoa học kĩ thuật trong việc canh tác, trồng trọt, sản xuất. Các hộ dân cư, người dân trồng cà phê chủ yếu là tự phát, chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn, khơng có nhiều kiến thức chun mơn về cây trồng, cách chăm sóc, thu hái. Nhất là trong điều kiện thời tiết biến động, thiếu máy móc thiết bị, thiếu phương pháp ni trồng hợp lí. Chính vì những hạn hẹp về trình độ dẫn đến chất lượng hạt cà phê chưa cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, trình độ phát triển nguồn nhân lực được Nhà nước chú trọng, quan tâm hơn. Các chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức đến từng địa bàn, hướng dẫn cho bà con các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và áp dụng các biện pháp quản lý dịch bệnh trong q trình trồng cà phê. Theo đó, tích cực nghiên cứu các biện pháp mới cải thiện các mặt hạn chế trong giai đoạn trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch nhằm phổ cập đến người dân trồng cà phê, giúp họ thu được những hạt cà phê chất lượng nhất, tạo năng suất cao thơng qua các buổi tọa đàm, chương trình khuyến nơng, hội thảo nông nghiệp.

- Nguồn vốn

Sản xuất cà phê Việt Nam đến từ các hộ gia đình, nguồn vốn để họ thực hiện sản xuất chủ yếu từ việc đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ cũng như tạo động lực cho người dân trồng cà phê, dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng thế giới tài trợ. Dự án đầu tư nguồn vốn để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, triển khai lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước phun mưa tại gốc cho cà phê quy mơ hộ gia đình, hệ thống sơ chế quả cà

41

phê tươi, công suất 5-6 tấn/giờ; hệ thống tách hạt cà phê nhân khô qua sàng, công suất 5-7 tấn/giờ, đồng thời triển khai các dự án nhằm phục vụ sản xuất cà phê.

- Cơ sở hạ tầng

Chất lượng về cơ sở hạ tầng trong sản xuất cà phê ở nước ta còn kém. Hầu hết các hộ gia đình với quy mơ nhỏ đều khơng có máy móc thiết bị để sản xuất cà phê, họ chủ yếu sản xuất đơn thuần bằng thủ công, từ khâu trồng trọt, tưới tiêu, chế biến, tiêu thụ đều sử dụng nguồn lao động chân tay. Đa số hệ thống sân phơi cà phê đều sử dụng diện tích quanh nhà làm sân phơi, phơi khô tự nhiên nên việc ánh nắng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hạt cà phê.

Nhận thấy cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng lực xuất khẩu cà phê, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tỉnh Đắk Nơng đã kí quyết định lựa chọn 3 nhà thầu với các tiểu dự án: nâng cấp đường giao thông phục vụ phát triển bền vững cà-phê các xã Đức Mạnh, Đắk Sắc, Long Sơn (huyện Đắk Mil); nâng cấp đường giao thông phục vụ phát triển cà-phê liên vùng xã Quảng Khê (huyện Đắk G'Long); nâng cấp đường giao thông phục vụ phát triển cà-phê bền vững, liên vùng xã Đắk Nia và các phường Nghĩa Trung, Nghĩa Đức (thành phố Gia Nghĩa). Tổng vốn đầu tư của 3 dự án hơn 82 tỷ đồng.

Hiện nay nước ta đang có những dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, xuất khẩu dễ dàng, giúp cho người dân, doanh nghiệp trong nước tháo gỡ khó khăn do thiếu thốn trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng kém gây nhiều trở ngại, hướng tới sản xuất cà phê bền vững, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cà phê, tạo đựng được thương hiệu, vị thế trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)