Đặc điểm của cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 32 - 33)

6 .Kết cấu khóa luận

2.1 Đặc điểm của cà phê Việt Nam

Giống cà phê Việt Nam chủ yếu được trồng 2 loại chính: cà phê Robusta và Arabica.

- Cà phê Robusta hay được gọi là cà phê vối, giống cà phê chiếm 90-95% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Bởi giống cây có sự thích ứng cao với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, vùng đất đỏ bazan như Tây Nguyên, Gia Lai,…và ít sâu bệnh, dễ trồng. Cà phê Robusta có mùi thơm nồng, có độ chua nhẹ, độ cafein cao, từ 2-4%, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngồi.

Đặc điểm: Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trải qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.

- Cà phê Arabica là một trong các loại cafe ở Việt Nam được trồng tại vùng núi cao (độ cao trung bình từ 1000 – 1490m). Do đặc điểm thân thấp, lá nhỏ nên Arabica còn được gọi là cà phê chè. Để thu được hạt từ cây cà phê Arabica phải mất ít nhất 3 – 4 năm gieo trồng và chăm sóc. Chính vì vậy, ở nước ta, giống cà phê Arabica chỉ chiếm 5-10% tổng sản lượng cà phê hàng năm.

Loại này được phân ra làm hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor

Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước khơng cao vì khơng xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao- gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng loại café này.

24

Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và khơng tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.

Thưởng thức cà phê Arabica, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế của vị đắng nhẹ tạo nên một hương thơm nồng nàn, khiến bạn nhớ mãi khơng qn. Chính vì thế, với những người “sành uống”, Arabica luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Đặc điểm: Arabica khi pha cho nước có màu nâu nhạt sánh, mùi vị đắng rất đa dạng, đặc biệt có vị hơi chua rất lơi cuốn và thích hợp với khẩu vị của người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)