6 .Kết cấu khóa luận
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt
2.5.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu
43
Trong những năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ, nhu cầu về phân bón tăng theo sự phát triển của ngành nông nghiệp. Thông tin từ BNEWS/TTXVN cho biết, tính đến tháng 11/2020, sản xuất các loại phân bón trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, sản lượng phân Urê đạt khoảng 2,19 triệu tấn (+7,3%), phân NPK đạt khoảng 2,64 triệu tấn (+3,5%) và phân DAP đạt 339,4 nghìn tấn (+3,3%). Tuy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước năm 2020 bị ảnh hưởng bởi diễn biến thời tiết cực đoan nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh các doanh nghiệp đầu ngành đều tăng trưởng đáng kể. Điển hình như trồng cà phê, để cây sinh trưởng tốt và tạo năng suất cao, phân bón NPK là thành phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây. Bởi cà phê là thuộc nhóm cây có nhu cầu hấp thụ chất dinh dưỡng cao, chúng cần được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên để phát triển và khỏe mạnh. Chính vì vậy, người trồng cà phê thường bón phân cho cây trồng theo hai giai đoạn: giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ năm đầu tiên đến năm thứ 3 của cây cà phê) và giai đoạn kinh doanh (giai đoạn cà phê cho trái). Theo những kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên. Đối với vườn cà phê năng suất bình quân khoảng 4 tấn nhân (18 – 19 tấn quả tươi). Thì lượng phân bón tính theo dinh dưỡng nguyên chất là: 250 – 300kg N, 70 – 100kg P2O5 và 250 – 300kg K2O. Trong trường hợp năng suất tăng hơn 4 tấn/ha, thì cứ 1 tấn nhân tăng thêm, người dân phải bón tăng thêm 15% tổng lượng phân khuyến cáo như trên.
Như vậy có thể thấy ngành phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cà phê của Việt Nam. Hiện nay, sự phát triển của ngành phân bón đem đến một thực trạng cần được lưu ý: một số nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón lợi dụng nhu cầu phân bón tăng cao, họ sản xuất ồ ạt những loại phân kém chất lượng, gây hại trực tiếp đến đất trồng, cây trồng và nguồn nước. Vì thế, các hộ gia đình, người dân trồng cà phê cần chú ý, xem xét, kiểm tra kĩ lưỡng, tránh mua phải các loại phân khơng đảm bảo uy tín, giá thành cực rẻ, khơng có xuất sứ rõ ràng. Chất
44
lượng phân bón tốt sẽ đi kèm với sự phát triển tăng trưởng của cây cà phê, cho ra những hạt cà phê chất lượng cùng năng suất cao và nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê trên trường quốc tế.
- Công nghệ chế biến, rang xay
Sản xuất cà phê nước ta chủ yếu đến từ các hộ gia đình với quy mơ nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự đồng nhất trong các khâu chế biến, chưa áp dụng được các công nghệ chế biến tiên tiến và quy trình sản xuất cà phê hệ thống, cụ thể. Việc phơi sấy khô cà phê theo phương pháp tự nhiên, cà phê được phơi khô trên sân vườn đón ánh nắng trực tiếp gây nên nhiều rủi ro cũng như chưa đáp ứng được chất lượng của hạt cà phê.
Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ chế biến, máy móc thiết bị hiện đại vào trong sản xuất, hiện nay, các công ty hợp tác với người dân để sản xuất ra nguồn nguyên liệu cà phê sạch, từ đó đầu tư chế biến để cho ra đời các sản phẩm cà phê hoàn chỉnh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tám cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Việc phát triển công nghệ chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao đã giúp ngành hàng cà phê nâng cao sức cạnh tranh trong ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam
Ngồi ra, Chính phủ phối hợp cùng các tỉnh chuyên trồng cà phê triển khai nhiều dự án nhằm hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào trong quy trình sản xuất cà phê, hình thành sản xuất cà phê theo chuỗi những quy trình rõ ràng, tạo sự liên kết giữu doanh nghiệp với người dân trồng cà phê, kết hợp thành quy mô lớn giúp cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật dễ dàng hơn so với việc sản xuất nhỏ lẻ. Người dân sẽ có cơ hội tiếp cận tiến bộ kỹ thuật cũng như có nguồn vốn để ứng dụng các giải pháp công nghệ trong chế biến cà-phê chất lượng cao. Về phía doanh nghiệp, đơn vị này sẽ có trách nhiệm ứng dụng công nghệ vào sản
45
xuất, chế biến hoặc hỗ trợ nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, giúp họ thay đổi tư duy và phương thức sản xuất. Phương án này mang lại lợi ích cho cả đơi bên, giúp cho sản lượng xuất khẩu cà phê ngày một tăng lên, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
- Ngành vận tải, kho bãi, lưu trữ cà phê
Hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông Việt Nam luôn được chú trọng. nền kinh tế hội nhập, mở cửa cho các mặt hàng xuất nhập khẩu, việc nâng cấp hạ tầng, xây dựng cơng trình giúp hàng hóa vận chuyển dễ dàng hơn là điều tất yếu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê sang thị trường khác bằng vận tải biển. Năm 2020, nước ta đã kịp thời hồn thành đưa vào khai thác 21 cơng trình, dự án và hồn tất thủ tục, triển khai thi cơng 19 cơng trình dự án mới. Số lượng các trung tâm logistics, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho ngoại quan cũng gia tăng về số lượng và nâng cấp về cơng nghệ. Vì thế, về chi phí vận chuyển cũng như kho bãi giúp bảo quản cà phê vẫn đảm bảo chất lượng nguyên vẹn khơng cịn là khó khăn đối với Việt Nam. Việc này tác động rất lớn đến nhiều mặt như: lợi nhuận, chất lượng cà phê tạo độ uy tín, thương hiệu, khả năng xuất khẩu…