Nâng cao chất lượng cà phê

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 68 - 71)

6 .Kết cấu khóa luận

3.2.1 Nâng cao chất lượng cà phê

Việt Nam chủ yếu sản xuất, xuất khẩu cà phê ở dạng thơ, nên khơng có thương hiệu. Phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam lại trở thành nguyên liệu của nhiều nước, dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở nước ta dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn... Ngồi ra, việc người dân có trình độ cịn yếu, chưa có nhiều kiến thức, chun mơn trong việc trồng trọt, phân bố tưới tiêu, sử dụng phân bón hợp lí, khoa học cùng sự thiếu thốn về cơ sở vật chất khiến cho các công đoạn trong chu trình sản xuất diễn ra rất sơ sài và không đạt tiêu chuẩn. Điều này khiến chất lượng cà phê không cao và ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu cà phê cũng như hệ lụy các bên tham gia sản xuất.

• Về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến

• Các Bộ, ngành và địa phương liên quan làm cầu nối giữ người dân và doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nơng dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

• Tổ chức các buổi tham quan, hướng nghiệp, tập huấn nhằm hướng dẫn người dân các phương pháp phù hợp với giống cây trồng, khắc phục được các tình trạng đất thiếu dinh dưỡng, cây trồng cho năng suất kém,

60

hạt cà phê lép, nhiều sâu bệnh hại…giúp người dân có thêm những kiến thức, an tâm trong quá trình trồng trọt cà phê từ giai đoạn gieo hạt, chăm bón, thu hoạch…

• Thực hiện chương trình “Tái canh tác cà phê giai đoạn 2021-2025”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chấp lượng kém. Thực hiện tập trung phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, phương pháp trồng cây cà phê kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm được triển khai mạnh mẽ. Đồng thời, tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

• Áp dụng cơng nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, nước ta đã dần quan tâm và tìm hiểu cơng nghệ mới cho sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư thêm nhiều thiết bị, máy móc hiện đại, chất lượng tốt đã giúp công nghiệp sơ chế cà-phê nước ta tiến bộ hơn. Tuy nhiên, khâu xát tươi, làm sạch nhớt cà-phê chè thì chế biến cịn nhiều khó khăn. Nhiều địa phương đang khó khăn khi gặp phải tình trạng lượng nước sạch dành cho chế biến không đủ và bất cập về vấn đề xử lý nước thải để không gây ô nhiễm mơi trường.

• Đối với cơng đoạn chế biến, nước ta chủ yếu sử dụng phương pháp chế biến khô tự nhiên, phơi cà phê trực tiếp trong sân vườn, đón ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên phương pháp này gặp những bất cập như: người dân khơng có sân phơi hay tình trạng thời tiết thất thường, mưa nhiều hơn nắng, phơi nguyên quả thì trời nắng cũng mất cả tuần đến 10 ngày, còn gặp mưa mà tấp đống sẽ bị mốc, điều này là trở ngại lớn cho người

61

nơng dân. Chính vì thế, Nhà nước cần phối hợp với các ban, ngành của tỉnh hỗ trợ sân phơi, máy sấy cho người dân. Đặc biệt, cần tuyên truyền, hướng dẫn cho họ về cách chế biến ướt. Ưu điểm của công nghệ này là chỉ mất công bước đầu bốc vác và rửa, còn sau đó cơng phơi rất nhẹ nhàng. Sau khi xay ra nhân thóc chỉ cần phơi ngồi trời trên sân bê tơng có 1 lớp lưới với mức nắng vừa phải khoảng 3 ngày là khơ vì khơng có nhớt và cần ít diện tích.

• Bên cạnh đó, Nhà nước cần rà soát, hỗ trợ người dân máy móc, sân phơi đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, nhất là trong q trình phơi, sân phơi phải sạch sẽ nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê, cà phê vốn là thức uống sạch đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Cà phê hái xong tấp đống, trộn lẫn với đất cát, bị lên men, lên mốc sẽ bị loại ngay. Đối với cà phê chế biến ướt khi phơi phải tránh tiếp xúc với đất vì sẽ làm mất mùi vị tự nhiên. Qua đây, Nhà nước cần kiểm tra, quy định nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an tàn thực phẩm, thành lập và chỉ đạo một số cơ quan giám định chất lượng cà phê xuất khẩu, đảm bảo cà phê xuất khẩu sang các nước đạt theo yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng.

• Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với người dân trồng cà phê, phối hợp trong việc canh tác, xử lý, chế biến hạt cà phê, hỗ trợ cung cấp chi phí cho người dân gặp khó khăn, khơng đủ tài chính để mua giống, phân bón, tưới tiêu, chăm sóc cà phê. Mặt khác, để tăng năng suất, doanh nghiệp nên đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng đổi mới các phương pháp gieo trồng, chế biến tiện lợi, cung cấp các giải pháp hỗ trợ người dân từ khâu chọn giống, trồng trọt, chế biến, bảo quản đến khâu vận chuyển. Việc đầu tư này trong dài hạn vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, thu được năng suất cao cũng như đảm bảo chất

62

lượng tốt nhất, nang cao vị thế, năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam so với các nước sản xuất khác.

• Doanh nghiệp cần thỏa thuận với người dân về giá thu mua cà phê, tạo điều kiện cho họ bằng cách thu mua với giá nhỉnh hơn so với thị trường nếu sản phẩm đạt chất lượng tốt, từ đó tạo động lực thúc đẩy người dân tăng cường sản xuất. Có những chính sách giá hợp lí mới khuyến khích được các hộ trồng cà phê để đưa ra thành phẩm đạt yêu cầu về chất lượng

• Người dân cần phải tự chủ động, tìm hiểu các kiến thước, phương pháp mới trong sản xuất cà phê, nâng cao trình độ chun mơn, chú trọng đến chất lượng thành phẩm hơn là số lượng, không chạy theo lợi nhuận để đẩy nhanh quá trình trồng trọt như sử dụng các chất kích thích tăng trưởng gây hại cho đất, môi trường nước, cây trồng,…Người dân năng động, linh hoạt trong việc giao lưu với các hộ nông dân khác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất cà phê

• Người dân cần chú trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh phơi ở những sân vườn có quá nhiều bụi, sỏi đá. Hiện nay, các ản phẩm phân bón khơng rõ nguồn gốc, giá thành rẻ đang trà trộn vào thị trường nước ta. Việc này đòi hỏi người dân phải tỉnh táo trong việc chọn lựa phân bón, sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng cho cây cà phê, tránh tiết kiệm chi phí bằng cách mua hàng trôi nổi, gây những thiệt hại nghiêm trọng về sau

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cà phê việt nam trên thị trường quốc tế (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)