6 .Kết cấu khóa luận
3.2.3. Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam
64
- Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu hầu như chưa được quan tâm nhiều, nhất là đối với ngành nơng sản nói chung và cà phê nói riêng tại Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước chỉ quan tâm đến việc kinh doanh, mua bán, họ chưa nhận thức đầy đủ mà quên đi hoạt động phát triển thương hiệu nhằm nâng cao vị thế, mở rộng tên tuổi và sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Vì thế, cà phê Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh
- Việc xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.
- Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thơng, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến doanh nghiệp tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu, tránh để bị đánh cắp, gây cản trợ trong việc xuất khẩu cà phê. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hướng dẫn, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về quy trình, thủ tục đăng ký thương hiệu, bảo hộ thương hiệu khi xuất khẩu sang các thị trường khác.
- Để tạo dựng thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chú trọng, quan tâm hơn đến chất lượng thành phẩm, bao bì đóng gói bắt mắt nhằm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm, thực hiện các hoạt động marketing như quảng cáo, poster, tạo fanpage, website, cộng đồng cà phê Việt
65
Nam, nơi để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ, tư vấn, giải đáp thắc mắc, bổ sung thêm những kiến thức hữu ích về cà phê đến người tiêu dùng. Hay tổ chức các buổi thảo luận giới thiệu sản phẩm, chương trình uống cà phê miễn phí nhằm tạo được điểm nhấn trong lịng khách hàng.
- Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác