6 .Kết cấu khóa luận
2.2 Chuỗi giá trị về ngành hàng cà phê Việt Nam
Chuỗi giá trị là tổng hợp tất cả hoạt động bao gồm từ khâu nghiên cứu sản phẩm, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu hoạt động của chuỗi giá trị diễn ra tại nhiều quốc gia trên phạm vi tồn cầu thì chuỗi giá trị đó là chuỗi giá trị tồn cầu. Phân tích chuỗi giá trị tồn cầu là một cơng cụ hữu ích trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh, vai trò và vị thế của từng quốc gia trong chuỗi giá trị tồn cầu, từ đó đưa ra được những chiến lược thương mại phù hợp để nâng cao lợi thế của từng quốc gia.
Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng cà phê của Bamber, Guinn and Gereffí (2014), có thể phân chia chuỗi giá trị ngành hàng cà phê thành 4 khâu chính:
2.2.1 Khâu 1: Sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho việc trồng trọt cà phê. phê.
Nguyên vật liệu chính: đất đai, hạt giống và lao động. Nguyên vật liệu bao gồm: phân bón, hệ thống tưới tiêu, nguồn nước,…
25
Ngành phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trồng trọt cà phê. Sự ổn định của giá thành phân bón có quyết định quan trọng tới chi phí sản xuất cà phê. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai ngành vẫn chưa ổn định, chặt chẽ khiến sự cạnh tranh về giá của mặt hàng cà phê còn hạn chế.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu trong năm 2020 nhóm ngành phân bón ở mức 3,8 triệu tấn (tăng nhẹ 0,11% so với năm 2019). Giá phân bón nhập khẩu năm 2020 giảm trung bình 9,28% so với năm trước, ở mức 250,18 USD/tấn, đã giúp tiết kiệm đáng kể kinh phí nhập khẩu. Ngành sản xuất phân bón phát triển như vậy nhưng vẫn đang tồn tại một nghịch lý khi khả năng sản xuất dư thừa và có thể xuất khẩu sang các nước khác, nhưng rất nhiều doanh nghiệp trồng cà phê vẫn lựa chọn sử dụng phân bón nhập khẩu. So với mức giá phân bón được nhập khẩu từ Trung Quốc, phân bón Việt Nam có giá thành cao hơn. Chưa xét về mức độ chất lượng của từng loại phân bón, người nơng dân tất sẽ có xu hướng lựa chọn ngun phụ liệu đầu vào với giá thấp hơn.
Như vậy, trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam, ngành sản xuất phân bón tuy có khả năng đáp ứng nhu cầu của khâu sản xuất cà phê, nhưng năng suất sản xuất thấp làm giá thành nguyên phụ liệu cao, dân đến chi phí sản xuất cà phê bị đẩy lên, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2.2.2 Khâu 2: Trồng trọt.
Đây là mắt xích sử dụng vốn, đất đai và lao động. Sản xuất và chế biến thô sơ là khâu thường được thực hiện tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Colombia…, bởi nó khơng địi hỏi kỹ thuật công nghệ cao và rất thâm dụng lao động, phù hợp với các chuỗi giá trị ngành hàng cà phê. Giá trị gia tăng của khâu này trong chuỗi giá trị không cao, chỉ chiếm khoảng 10% (Diệu Quân” Hương Xuân, 2017). Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào tuy nhiên chi phí lao động thấp, đây cũng trở thành điểm yếu ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam.
26
Khâu trồng cà phê là mắt xích chủ chốt trong chuỗi giá trị Việt Nam nhưng hoạt động của khâu vẫn chưa mang tính kinh tế cao khi tập trung chủ yếu vào gia tăng sản lượng thay vì nâng cao giá trị sản phẩm. Cụ thể, Việt Nam vẫn đang chủ yếu trồng cà phê vối mang lại giá trị gia tăng thấp hơn so với cà phê chè.
Một đặc điểm đáng chú ý nhất trong khâu sản xuất cà phê của Việt Nam đó là sự tập trung trồng sản phẩm cà phê mang lại giá trị sản phẩm không cao. Trên thị trường quốc tế hiện nay, hai loại hạt cà phê được giao dịch nhiều nhất đó là hạt cà phê chè và hạt cà phê vối. Trong đó, hạt cà phê chè thường có giá trị sản phẩm cao hơn do hương vị mang lại đậm đà hơn so với hạt cà phê vối. So sánh giá thành của hai loại hạt cà phê tại thời điểm hiện tại cho thấy, trong khi giá trung bình hạt cà phê chè khoảng 3,2 USD/kg, hạt cà phê vối có giá 2,1 USD/kg (theo Hiệp hội cà phê thế giới). Như vậy, Việt Nam vẫn đang tập trung chủ yếu vào phân khúc sản phẩm mang lại giá trị thấp hơn.
2.2.3 Khâu 3: Chế biến thô sơ và rang xay.
Đây là khâu sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị hiện đại và tri thức để việc chế biến đạt được năng suất cũng như chất lượng cao cho hạt cà phê. Khâu chế biến chuyển đổi từ hạt cà phê thô sang hạt cà phê chất lượng cao. Tuy nhiên, Việt Nam không được đánh giá cao trong khâu này, bởi đa số cà phê thô Việt Nam được xuất khẩu và trở thành nguyên liệu chế biến sâu của các nước như Đức, Bỉ,… Nên các nước tham gia chính vào khâu này như Mỹ, Đức, Bỉ, Ý,… địi hỏi phải có trình độ khoa học tiên tiến và khả năng chế biến sâu. Đây là khâu mang lại giá trị gia tăng trung bình trong chuỗi giá trị.
Ngành chế biến và rang xay cà phê là mắt xích quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và giá trị hạt cà phê, thực trạng hiện nay lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân được sơ chế qua, mang lại giá trị khơng cao, tuy nhiên, ngành cũng đã có những bước tiến nhất định trong sự chuyển dịch cơ cấu sang chế biến chuyên sâu và gia tăng xuất khẩu cà phê ở dạng rang xay, hòa tan, nhằm nâng cao giá trị thu được trong chuỗi giá trị toàn cầu.
27
2.2.4 Khâu 4: Marketing và phân phối sản phẩm.
Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi giá trị. Các nhà bán lẻ nổi tiếng thế giới như Costa Coffee từ Anh Quốc, Starbucks từ Mỹ,… Các công ty này không trực tiếp tạo ra sản phẩm, chỉ phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cà phê.
Hoạt động marketing và phân phối của doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà bn nước ngồi. Mạng lưới các nhà phân phối sản phẩm bao gồm: doanh nghiệp sản xuất cà phê Việt Nam, các nhà rang xay thế giới, các nhà bn, người mua tồn cầu và cuối cùng là người tiêu dùng.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất, trồng trọt vừa là nguyên nhân và cũng là kết quả cho việc Việt Nam thường không nắm được nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm họ sản xuất ra. Những doanh nghiệp lớn cũng chỉ thông qua các nhà bn hoặc những người mua tồn cầu chứ chưa có sự tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng quốc tế. Chính khoảng cách rất xa giữa nhà sản xuất cà phê Việt Nam và người tiêu dùng quốc tế cuối cùng đã làm chúng ta khó khăn hơn trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường để có thể sản xuất, đáp ứng nhanh chóng với xu hướng tiêu dùng. Ngồi ra, hiểu rõ nhu cầu của người mua sẽ giúp chúng ta tránh khỏi hiện tượng ép giá từ các nhà buôn, nhà chế biến chuyên sâu thế giới như hiện trạng.
Như vậy, hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành cà phê Việt Nam, điều này là do chúng ta chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất, trồng trọt nên Việt Nam có ít các thương hiệu có thể tiếp cận với nhà bán lẻ toàn cầu. Một khi khâu chế biến chuyên sâu chưa được cải thiện, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định tên tuổi cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
28