Hệ thống văn bản quy định và pháp lý hướng dẫn thực hiện giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 39)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở

1.5.1. Hệ thống văn bản quy định và pháp lý hướng dẫn thực hiện giảng dạy

giảng dạy tiếng Anh

Để việc quản lý hoạt động DHTA ở các trường TH có hiệu quả, các nhà quản lý phải nắm vững hệ thống văn bản chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT đến Sở,

Phòng GD&ĐT:

- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Công văn số 6003/ BGDĐT-GDTH ngày 21/9/2010 hướng dẫn dạy chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học;

- Quyết định số 4674/ QĐ- BGDĐT ngày 15/10/2010 về việc triển khai dạy thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học;

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều lệ trường tiểu học;

- Công văn số 549/ BGDĐT-GDTH ngày 09 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa thí điểm tiếng Anh 3 và bộ thiết bị dạy học;

- Công văn số 2391/BGDĐT- GDTH ngày 27 tháng 4 năm 2011 về việc chuẩn bị triển khai dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần năm học 2011-2012 ;

- Công văn số 5643/ BGDĐT-GDTH ngày 24 tháng 8 năm 2011 hướng dẫn DHTA lớp 3, lớp 4 năm học 2011-2012;

- Công văn số 5893/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 06 tháng 9 năm 2011 hướng dẫn mua sắm thiết bị dạy học môn ngoại ngữ cấp tiểu học năm học 2011-2012;

- Công văn số 6159 / BGDĐT – GDTH ngày 16 tháng 9 năm 2011 về Hướng dẫn về kế hoạch dạy học và chế độ chính sách cho giáo viên tiếng Anh tiểu học năm học 2011-2012;

- Quyết định số 6042/QĐ-BDGĐT ngày 29 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tạm thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học;

- Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020;

- Văn bản 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27 tháng 6 năm 2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học.

- Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 về Quy định đánh giá học sinh tiểu học;

- Các văn bản triển khai nhiệm vụ chuyên môn tiếng Anh của Sở Giáo dục và Đào tạo và của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo từng năm học.

1.5.2. Trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp trong điều hành quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 – Khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” về “ phát triển đội ngũ cán bộ quản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo”[9, tr 9] . Đội ngũ CBQL là lực lượng đầu tàu thực hiện đổi mới toàn diện nhà trường để nâng cao chất lượng GD trong đó có chất lượng DH bộ mơn tiếng Anh. Do đó, ngành GD cần tuyển chọn một đội ngũ có nhận thức sâu sắc về quan điểm GD của Đảng trong thời đại hiện nay. Bản thân CBQL phải trình độ chun mơn nhất định. Đặc biệt đối với cán bộ mạng lưới, cán bộ phụ trách về chuyên môn tiếng Anh cần phải có trình độ đại học về giảng dạy tiếng Anh, đạt chuẩn theo các chứng chỉ Quốc tế từ các trường Đại học uy tín trên thế giới. Thể hiện tính năng động sáng tạo, tính chuyên nghiệp trong việc quản lý, điều hành các tổ chuyên môn thực hiện theo đề án giảng dạy tiếng Anh của Bộ Giáo dục 2012- 2020.

1.5.3. Nhận thức, năng lực giảng dạy và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên giáo viên

Để đảm bảo chất lượng DHTA trong nhà trường, năng lực giảng dạy của đội ngũ GV đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Chúng ta khơng thể có trị giỏi nếu như năng lực giảng dạy của người thầy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ GV DH ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong nhà trường đã và đang được Đảng, Nhà nước và XH hết sức quan tâm. GV phải đảm bảo 4 nguyên tắc trong việc giảng dạy tiếng Anh

“Learn (Học)- Live (sống)- Love (yêu) – Laugh (cười)” thì mới góp phần nâng cao chất lượng DH ngoại ngữ nói chung và bộ mơn tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện được 4 nguyên tắc này khơng phải dễ, ngồi việc học tập nâng cao trình độ năng lực giảng dạy theo chuẩn của Đề án; đội ngũ GV cũng cần cải cách PP kiểm tra, đánh giá và cơng nhận trình độ người học. Tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn thông qua việc đổi mới PP, xây dựng PP tự học cho HS để giúp HS tự học, sáng tạo, chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp thu kiến thức. Một yếu tố bên trong thúc đẩy cho người dạy vượt qua mọi khó khăn để đứng vững trên bục giảng chính là lịng yêu nghề, sự tận tâm đối với HS. Lương tâm, lòng yêu nghề và nhiệt huyết của người thầy quyết định đến sự công bằng trong nhật xét đánh giá chất lượng DH, đảm bảo dạy thật, học thật, chống bệnh thành tích trong GD.

Tiểu kết chƣơng 1

Việc quản lý tốt và nâng cao chất lượng DHTA luôn được các nhà nghiên cứu, những nhà QLGD đặc biệt quan tâm. Những cơng trình nghiên cứu về việc quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng DH cho nhiều cấp học và nhìn chung đã hệ thống được những lý luận cơ bản giúp cho chúng tơi có một cái nhìn tổng thể hệ thống lý luận phục vụ cho đề tài. Chương 1 đã trình bày được các nội dung chính sau:

- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Những khái niệm về quản lý, DH, quản lý HĐDH tiếng Anh. - Nhà trường TH và HĐDH tiếng Anh ở các trường TH.

- Nội dung quản lý tốt HĐDH môn tiếng Anh ở các trường TH. - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động DHTA ở TH. Những nội dung trên là khung lý luận cơ bản để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp phù hợp điều chỉnh thực trạng nâng cao hiệu quả DHTA ở các trường TH trong quận Phú Nhuận ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN

2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học của quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

Hiện tại, hệ thống cơ sở GD tiểu học của quận Phú Nhuận gồm 14 trường trong đó có 12 trường cơng lập với khoảng 10.552 HS (chiếm 96.3% tổng số HS trong quận), 2 trường tư thục (Quốc Tế; Việt Úc) với khoảng 400 HS (chiếm 3.7% tổng số HS trong quận).

Trong hệ thống các trường công lập phần lớn thực hiện chương trình 2 buổi/ngày, trong đó số HS tham gia bán trú chiếm khoảng 92.6 %. Do đặc thù địa bàn đô thị nên nhu cầu học bán trú hiện là áp lực của các trường. Hiện nay các trường đang từng bước cải thiện về chất lượng và CSVC đáp ứng nhu cầu học bán trú ngày càng lớn của phụ huynh HS.

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Phú Nhuận lần thứ X, nhiệm kì 2010 - 2015 đã có nhận định: “Cơng tác GD - ĐT tiếp tục phát triển, PP giáo dục không ngừng đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; đạt chỉ tiêu về thực hiện đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL; duy trì phát triển tỉ lệ HS lên lớp và tốt nghiệp ở các bậc học. Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp, nhất là bậc học TH; duy trì và giữ vững kết quả cơng tác phổ cập ở các bậc học. Phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt được phát động sâu rộng trong tồn ngành, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV và giáo dục nhân cách, khả năng sáng tạo, tư duy độc lập cho HS. Tuy nhiên, PP giáo dục có đổi mới nhưng chưa theo kịp yêu cầu, công tác quản lý ở một số trường còn chậm đổi mới, chất lượng giáo dục ở các trường chưa đồng đều”[15].

Tính đến năm 2015, bậc TH có 100 % GV đạt chuẩn trong đó: số GV đạt trình độ đã và đang nâng chuẩn chiếm một tỷ lệ đáng kể (88,1%). Tuy

nhiên, trên thực tế, vẫn thiếu đội ngũ GV có chất lượng để đảm nhận DH theo hướng đổi mới, giữa bằng cấp và năng lực thực tiễn vẫn có một khoảng cách khơng nhỏ. GV cịn nhiều bất cập trong các kỹ năng phân tích, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm; các kỹ năng xác định, lựa chọn và sử dụng PPDH đặc trưng của bộ môn; kỹ năng hướng dẫn cách thức cho HS học tập; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới… Giai đoạn đầu của bất cứ quá trình đổi mới hoặc cải cách nào cũng đầy khó khăn và thách thức, địi hỏi nhiều tâm trí và cơng sức. Tuy nhiên, một số trường hết sức quan tâm tới khâu đào tạo, bồi dưỡng GV bằng nhiều hình thức, hình thành trong đội ngũ GV của họ sự vững vàng cả trong học tập tri thức lý luận cũng như rèn luyện thường xuyên tay nghề sư phạm. Nhờ vậy, họ tạo lập được bản lĩnh chủ động đón đầu những thay đổi và sớm làm chủ được những đổi thay.

Điều kiện CSVC từng bước đáp ứng được yêu cầu dạy học 02 buổi/ngày. Tuy nhiên hiện nay đa số các trường còn thiếu các phòng chức năng, đặc biệt là các trang thiết bị yêu cầu cho việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT, quy cách các phòng học chưa đồng bộ.

Qui mô của ngành Giáo du ̣c và Đào ta ̣o quận:

+ Số liệu về trường

- Mầm non: 47 (ngồi cơng lập 32);

- Tiểu học: 14 (ngồi cơng lập 02)

- THCS: 11 (ngồi cơng lập 05)

- Trường Giáo dục chuyên biệt Niềm Tin

-Trung tâm trực thuộc: 01(Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp)

- Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận Phú Nhuận

+ Số liệu về học sinh

- Mầm non: 7.500, công lập: 5.061, tư thu ̣c: 2.439 - Phổ thông

+ Tiểu học: 10.552 học sinh

- Hoàn thành chƣơng trình tiểu học: 1.926/1.926 học sinh, tỉ lệ: 100%

- Hiệu suất đào tạo: 98.8% (so với năm học trƣớc: 98.63%).

+ Trung học cơ sở: 7.380 học sinh

- Xét hồn thành chương trình THCS: 1811/1.811; tỉ lệ: 100%. - Hiệu suất đào tạo: 91.1% (so với năm học trước 91%).

Quy mơ, trình độ về đội ngũ cán bộ QL và đội ngũ GV trong quận Phú Nhuận được thể hiện trong bảng thống kê sau:

Bảng 2. 1: Bảng thống kê chất lượng GV toàn quận

Bâ ̣c ho ̣c, ngành học 2013 -2014 2014-2015 Tổng số Chưa đạt Đạt chuẩn Đã và đang nâng chuẩn

SL % SL % SL % Sau ĐH

Bậc MN 399 30 3 1.00 297 99.00 233 77.67 2

Bậc TH 338 328 0 0 328 100 289 88.1 3

Bậc

THCS 379 359 2 0.6 357 99.44 320 77.35 4

Theo bảng thống kê trên, tỉ lệ GV căn bản đã đạt chuẩn theo kế hoạch 2014– 2015, cụ thể bậc mầm non là 100%, bậc TH là 100%, bậc THCS là 99.44%, đào tạo trên chuẩn tăng lên rõ rệt từng năm. Hiện nay cả ba ngành học đã đạt trên mức 99.81%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, vẫn cịn đó một bộ phận GV ở các bậc học chưa đạt chuẩn theo Luật giáo dục. Số GV đang đào ta ̣o sau đại học cũng còn thấp so với tổng số GV hiện có (chỉ có 7 GV bậc TH và THCS trong tổng số giáo viên do Phòng Giáo du ̣c quản lí).

Bảng 2. 2: Bảng thống kê CBQL các đơn vị trong quận Bậc học, ngành học 2013 - 2014 2014-2015 Tổng số Đã và đang nâng chuẩn Trong đó sau đại học Quản lý GD TCCT trở lên Tin học A trở lên Ngoại ngữ A trở lên Bậc MN 45 45 45 100% 2 4.7% 43 95.6% 35 81.4% 43 95.6% 45 100% Bậc TH 31 31 31 100% 4 12.9% 27 87.1% 28 90.3% 31 100% 31 100% Bậc THCS 18 18 18 100% 6 33.3% 12 66.7% 13 72.2% 18 100% 15 83.3%

( Nguồn từ PGD Quận Phú Nhuận)

Biểu đồ 2. 1: Đội ngũ CBQL tính đến ngày 1/9/2015

Từ bảng thống kê trên, chúng ta rút ra nhận xét:

- Số lượng, cơ cấu: Trong những năm qua, lực lượng CBQL giáo dục không ngừng phát triển ở tất cả các cấp học, ngày càng đáp ứng được yêu cầu, phát huy tác dụng ở tất cả đơn vị cơ sở. Bên cạnh đó đa số CBQL giáo dục đã được trang bị trình độ lý luận chính trị trung cấp và trình độ A tin học, trình độ ngoại ngữ ngày một hồn thiện.

- Trình độ năng lực quản lý và tính chuyên nghiệp: Theo bảng thống kê trên, trình độ chun mơn của CBQL đã được nâng chuẩn cao đẳng và đại

học đã hoàn thành kế họach đạt tỉ lệ 100%. Đội ngũ CBQL giáo dục nguyên là các nhà giáo được bổ nhiệm làm quản lý, phần lớn có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục, trưởng thành trong cống tác quản lý. CBQL giáo dục nói chung có phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của ngành. Tuy nhiên xét ở góc độ quản lý và tính chun nghiệp đội ngũ này đang bộc lộ những hạn chế trên nhiều phương diện.

- Tính chuyên nghiệp chưa cao thể hiện trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Trước khi được bổ nhiệm hầu hết CBQL giáo dục chưa được đào tạo qua kiến thức quản lý hành chính nhà nước, soạn thảo và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

- Trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, đa số làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa coi trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động.

Đối với bậc tiểu học:

Biểu đồ 2. 2: Số liệu thống kê bậc tiểu học

Nhìn chung đội ngũ CBQL bậc TH quận Phú Nhuận gồm 31 người, được biên chế ở 12 trường TH có trình độ , năng lực, phẩm chất chính trị cơ bản đã đáp ứng đượ c yêu cầu nhiê ̣m vu ̣. Đa số đã được chuẩn hóa về trình độ

chun mơn, trình độ lý luận chính trị (yêu cầu từ trung cấp trở lên ), có tư tưởng chính tri ̣, phẩm chất đa ̣o đức tớt , có trình độ chun mơn sư phạm cao , có kinh nghiệm trong cơng tác QLGD. Đội ngũ CBQLGD đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo. Một bộ phận CBQL có kinh nghiệm trong điều hành và quản lý, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đưa đơn vị ngày càng phát triển. Số lượng cán bộ QLGD bậc TH hiện đang có trình độ sau đại học ngành QLGD là 4 người, đạt tỉ lệ 12%, hiện nay đang theo học là 2 người, chiếm tỉ lệ 7.4%, nâng tổng số CBQL bậc TH đã và đang theo học cao học ngành QLGD là 6/31, đạt tỉ lệ 19.4%.

- Về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của đội ngũ CBQLGD các trường

TH khá cao (48.5 tuổi). Qua khảo sát về độ tuổi, chúng tôi nhận thấy như sau: + Độ tuổi từ 55 đến dưới 60: 2/31 tỉ lệ: 6.5% + Độ tuổi từ 50 đến dưới 55: 3/31 tỉ lệ: 9.7% + Độ tuổi từ 45 đến dướ i 50: 15/31 tỉ lệ: 48.4% + Độ tuổi từ 40 đến dưới 45: 7/31 tỉ lệ: 22.6% + Độ tuổi dưới 40: 4/31 tỉ lệ: 12.8%

Tuổi đời bình quân của CBQL khá cao (48.5 tuổi) cũng là thuận lợi trong kinh nghiệm quản lý nhưng sức bật, sự năng động, sáng tạo trong quản lý còn nhiều hạn chế.

-Về thâm niên công tác: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy thâm niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)