Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung

DHTA của HT các trường TH, cũng như khảo sát thực tế và nghiên cứu các tài liệu nhận xét, đánh giá về tình hình DH mơn tiếng Anh của Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho phép chúng tơi đưa ra một số nhận định chung như sau:

2.4.1. Những thành công

Đa số CBQL nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc DHTA, tạo điều kiện để GV mơn tiếng Anh học tập nâng cao trình độ.

Đội ngũ GVTA là lực lượng tương đối trẻ, năng động và nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn đi đầu trong mọi HĐDH cũng như các phong trào thi đua trong và ngoài nhà trường.

Việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập được HT các trường chú ý thực hiện khá tốt. Thầy và trị ln phấn đấu thi đua dạy tốt và học tốt. HT biết kết hợp thi đua với khen thưởng đúng lúc nhằm động viên tinh thần phấn đấu dạy và học ngày càng tiến bộ hơn.

Xây dựng môi trường GD với tập thể sư phạm gương mẫu, đoàn kết trong công tác cùng với việc phối hợp tốt với hội phụ huynh HS và các lực lượng bên ngoài nhà trường để hỗ trợ CSVC - TBDH phục vụ cho nhu cầu DH ngoại ngữ nói chung và DHTA nói riêng.

Trình độ đào tạo của đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh đa số đạt chuẩn theo qui định, tốt nghiệp Đại học chuyên Anh.

Đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được bố trí đủ số lượng theo qui định, đồng bộ về cơ cấu; có tuổi đời và thâm niên quản lý, có tính nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong cơng tác quản lý.

2.4.2. Những hạn chế

Công tác quản lý HĐDH của GVTA còn chưa chặt chẽ, thiếu sự chỉ đạo đúng mức cần thiết. Cho nên một số GV vẫn còn DH theo PP truyền thống, ít chú trọng đến việc rèn luyện 4 kỹ năng học tập ngoại ngữ cho HS đặc biệt là hai kỹ năng rất quan trọng đối với HS TH là Nghe-Nói.

dự học các lớp học về quản lý nên đơi khi tạo được tín nhiệm và sự thống nhất cao khi điều hành cơng việc chung của tổ. Nhìn chung, GVTA có đầu tư trong việc soạn giảng nhưng đôi khi bị chi phối nhiều bởi cách DH truyền thống cho nên thời gian làm việc giữ thầy và trò mất cân đối.

Một số HS khơng có động cơ học tập mơn tiếng Anh, nhưng lại bị áp lực từ PHHS ép buộc học chương trình tiếng Anh nên dẫn đến kết quả học tập chưa cao.

Các trường bước đầu chỉ chú trọng vào việc đổi mới PP dạy của GV, chưa có kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng PP cũng như hướng dẫn tự học tiếng Anh cho HS. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cũng chưa được đánh giá cao và chưa được thực hiện tốt, đồng bộ giữa các trường.

CSVC-TBDH ngoại ngữ có đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu thốn nên cần đầu tư thêm. Song song đó, việc bảo quản và tập huấn sử dụng các TBDH hiện đại vẫn cịn gặp khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Một số GV không thường xuyên tiếp cận với các TBDH hiện đại, đặc biệt là một số GV cịn khơng có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại và đặc biệt là bảng tương tác.

2.4.3. Nguyên nhân đạt được một số thành công

Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, Quận ủy - Ủy Ban Nhân dân Phú Nhuận, Phòng GD&ĐT Quận phối hợp cùng Trường BDGD trong việc triển khai thực hiện QL DHTA ở các trường TH.

Hầu hết các HT thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển GD trên địa bàn; trong việc vận động các ban ngành, đồn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân đóng góp cơng sức và kinh phí, cho sự nghiệp phát triển GD tại địa phương, đã vận động nhiều nguồn quỹ khuyến học.

2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Đa số CBQL là HT các trường chưa được bồi dưỡng kiến thức chuyên về bộ môn. Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử

dụng đãi ngộ, đánh giá CBQL đặc biêt là HT nhà trường chưa được đổi mới. Một số HT chưa tích cực chủ động để nâng cao trình độ chun mơn và năng lực quản lý.

Chất lượng đầu vào giữa HS các trường khá cách biệt. Vấn đề này ít nhiều làm cho HT các trường gặp vất vả trong công tác quản lý hoạt động dạy và học.

Số lượng HS ở một lớp thường đông, từ 40 đến 45 HS/1 lớp học nhưng trong một giờ học tiếng Anh GV và HS phải luôn hoạt động và rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết nên q đơng HS làm hạn chế việc rèn luyện cho từng HS trên lớp.

Tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc, và đánh giá được đủ cả 4 kỹ năng, thường sử dụng các hình thức thi đa dạng, trắc nghiệm, bài viết, nghe – nói theo dạng đề thi chuẩn quốc tế của Viện khảo thí Hoa Kỳ ETS (Toefl Primary) và Hội đồng khảo thí Đại học Cambridge (Starters, Movers, Flyers). Công tác soạn đề thi cũng gây nhiều trở ngại và tiêu tốn rất nhiều thời gian để tổ chức thi cho HS.

Tiểu kết chƣơng 2

Chất lượng DH trong đó có bộ mơn tiếng Anh ở các trường TH trong quận ln được các cấp chính quyền, CBQL giáo dục và phụ huynh quan tâm. Đầu tư cơ bản nguồn lực đội ngũ GVTA được đào tạo chính quy, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Cả GV và HS đều nhận thấy tầm quan trọng của việc DH môn tiếng Anh. CSVC phục vụ DH ở các trường đã được chú ý đầu tư và đang dần dần đáp ứng với yêu cầu DH đổi mới. Tuy nhiên, theo chúng tơi thì HĐDH và quản lý hoạt động DHTA cịn gặp những khó khăn sau:

- Tâm lý và khả năng sử dụng tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp của HS còn hạn chế. Nhiều em chưa xác định tốt động cơ học tập đối với mơn

học trong tình hình hiện nay. Trình độ HS chưa đồng đều cùng với sĩ số HS trong lớp là vấn đề nan giải đối với nhu cầu của XH và có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài giảng của thầy cũng như hạn chế khả năng tự học của các em.

- Đội ngũ GVTA TH nhìn chung có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, GVTA chưa có ý thức cao khi tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới, kỹ năng soạn thảo, kỹ năng biên soạn đề thi do các cơ sở giáo dục uy tín của quốc tế tổ chức do hạn chế về khả năng giao tiếp tiếng Anh.

- Trình độ của đội ngũ GVTA cịn chưa cao, đa số chưa đạt chuẩn ngoại ngữ theo khung tham chiếu Châu Âu theo Đề án ngoại ngữ 2020. Các chính sách về khen thưởng cũng như các chế độ đãi ngộ cho GVTA còn chưa hợp lý, nhiều trường chưa thật sự quan tâm và ưu tiên các GV đã đạt chuẩn.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả DH bộ môn chưa thật sự khoa học, khách quan. Việc kiểm tra 4 kỹ năng của môn học tiến hành chưa đồng đều. Hai kỹ năng cần thiết cho hoạt động giao tiếp là Nghe – Nói chưa được tập trung nhiều cũng như chưa được kiểm tra đánh giá đúng mức, hợp lý.

- CSVC-TBDH tiếng Anh được đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu thốn nên cần đầu tư thêm. Việc bảo quản và tập huấn sử dụng các TBDH hiện đại vẫn cịn gặp khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Một số GV chưa thường xuyên tiếp cận với các TBDH hiện đại, đặc biệt là một số GV cịn khơng có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại và đặc biệt là bảng tương tác.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng quản lý DHTA ở các trường TH trong quận Phú Nhuận, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)