Biện pháp 5: Quản lý và tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 105)

10. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở các trường tiểu học

3.3.5. Biện pháp 5: Quản lý và tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra và

tra và đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn quốc tế

3.3.5.1. Mục đích

Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS sau mỗi kỳ học, năm học nhằm thúc đẩy HS rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ.Tạo

môi trường thuận lợi để HS học tập và rèn luyện môn tiếng Anh. Giúp HS làm quen với các dạng đề thi và các chuẩn đầu ra quốc tế.

3.3.5.2. Nội dung và phương hướng thực hiện

a. Quản lý việc ra đề thi môn tiếng Anh

Xây dựng ngân hàng đề tiếng Anh (khảo sát chất lượng cuối kỳ): Thành viên trong hội đồng khoa học nhà trường chịu trách nhiệm thẩm định chất lượng đề do GVTA soạn cho mỗi bài thi và lưu vào ngân hàng đề. Khơng ngừng bổ sung và chỉnh lý để hồn thiện hơn chất lượng đề và đáp ứng yêu cầu đề ra của chương trình tiếng Anh TH.

BGH khơng ngừng nâng cao trình độ tiếng Anh và tin học cơ bản để có thể phụ trách cơng tác lưu trữ, bảo quản và theo dõi ngân hàng đề.

Việc ra đề thi phải thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo về việc ra đề cho tiếng Anh TH. Đề thi phải dựa trên hai khung tham chiếu chính là Cambridge và Toefl primary.

b. Đổi mới hình thức nội dung thi, kiểm tra theo hướng quốc tế

Xác định chính xác nội dung cần kiểm tra, đánh giá đối với từng đơn vị bài học và căn cứ vào phân phối chương trình và văn bản hướng dẫn quy định thời gian của bài kiểm tra.Thực hiện kiểm tra tồn diện bốn kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc -Viết.

Thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn về kiểm tra đánh giá tiếng Anh cấp TH của Sở Giáo dục về khung đề thi và kiểm tra: Cấp độ khó tương ứng với đề thi Cambridge và Toefl primary ở từng cấp độ lớp và chương trình tiếng Anh. Phân phối thời lượng cho mỗi kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ cần kiểm tra; thang điểm cho mỗi phần.

Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cho các GV chấm thảo luận kỹ để thống nhất đáp án và biểu điểm, thống nhất mức độ đánh giá với từng loại lỗi, tổ chức chấm chung một số bài. Trong quá trình chấm lưu ý việc sử dụng các nhận xét hợp lý theo tinh thần Thông tư 30.

Sau khi chấm thi xong cần nhập điểm vào máy tính của nhà trường để quản lý; công khai cho HS biết kết quả thi của mình để HS nắm được chất lượng DH, từ đó có biện pháp điều chỉnh việc dạy – học kịp thời.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện

BGH nhà trường đánh giá đúng vai trị của cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng như của hoạt động ngoại khóa tiếng Anh trong việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHTA để quan tâm và đầu tư kinh phí đúng mức.

Đội ngũ GV có trách nhiệm cao, nhiệt tình, có trình độ và sáng tạo trong việc ra đề thi, coi thi, chấm thi cũng như việc lồng ghép nội dung chương trình học.

GV có nhiệm vụ cập nhật, nghiên cứu các dạng đề thi theo chuẩn quốc tế của Viện khảo thí Hoa Kỳ ETS (Toefl Primary) và hội đồng khảo thí Đại học Cambridge (Starters, Movers, Flyers).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)