Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học tiếng An hở các trường tiểu học quận Phú

2.2.2. Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh

Từ năm học 2011-2012, quận bắt đầu triển khai các chương trình tiếng Anh ở các trường TH dưới hình thức 4 tiết/tuần được gọi là chương trình thí điểm theo đề án ngoại ngữ và chương trình 8 tiết/tuần được gọi là chương trình tiếng Anh tăng cường. Như vậy toàn quận các trường đang dạy song song hai chương trình tiếng Anh. Chất lượng giữa các trường và các chương trình tiếng Anh có những sự khác biệt. Chất lượng học tiếng Anh đại trà của HS của các trường được đánh giá trên cơ sở kết quả tổng kết môn học cuối năm.

Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học môn tiếng Anh của HS của các trường TH ở quận Phú Nhuận trong 3 năm gần đây:

Bảng 2. 8: Kết quả học môn tiếng Anh của HS ở các trường TH quận Phú Nhuận trong 3 năm học gần đây

Năm học

Các trƣờng dạy chƣơng trình tiếng Anh tăng cƣờng

(8 tiết/tuần) (tỷ lệ %)

Các trƣờng dạy TA Đề án (4 tiết/tuần)

(tỷ lệ %)

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2012-2013 55.5 35.7 7.5 1.3 45.2 43.4 8.7 2.7

2013-2014 59.4 35.2 4.3 1.1 48 44.5 6.2 1.3

2014-2015 61.5 34.2 3.1 1.2 50.2 44.4 4.2 1.2

(Nguồn: Phòng GD & ĐT ) Biểu đồ 2. 5: Kết quả các trường dạy chương trình tiếng Anh tăng cường

từ năm 2012-2013 đến 2014-2015

Biểu đồ 2. 6: Kết quả các trường dạy chương trình tiếng Anh Đề Án từ năm 2012-2013 đến 2014-2015

Từ bảng khảo sát trên có thể thấy rằng chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường TH trong quận Phú Nhuận đã có những bước tiến triển trong thời gian qua. Đặc biệt những trường áp dụng chương trình tiếng Anh Đề án cũng từng bước có chất lượng cao hơn. Tỉ lệ HS giỏi và khá đều khả quan theo từng năm ở các loại hình tiếng Anh. Tuy nhiên tỉ lệ HS Trung bình và yếu có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn cịn ở mức cao.

Trong q trình học tập thì mục đích động cơ học tập ảnh hưởng đến ý thức tự học của HS. Tác giả đã tiến hành khảo sát động lực học tiếng Anh của 100 HS ở các trường TH Quận Phú Nhuận, với những nội dung khảo sát, kết

quả như sau:

Bảng 2. 9: Thực trạng mức độ kỹ năng tiếng Anh của các em HS

Kỹ năng tiếng Anh

Mức độ % Tốt % Khá % Trung bình % Kém % 1. Đọc hiểu 61.1 29.2 6.9 2.8 2. Viết 48.6 35.4 11.1 4.9 3. Nghe 50.7 36.1 10.4 2.8 4. Nói. 40.4 45.5 10.2 3.9

Qua kết quả khảo sát ở các kỹ năng, ta thấy các em tốt ở kỹ năng đọc hiểu nhưng không mạnh ở kỹ năng viết và kỹ năng nghe, nói. Việc giảng dạy tiếng Anh từ lâu tập trung phát triển 2 kỹ năng nghe và nói cịn chưa cao. Do đó, việc phát triển các kỹ năng học tiếng Anh của HS TH đặc biệt là kỹ năng nghe và nói phải hết sức được chú trọng vì cấp TH là cấp học bắt chước và tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh. Đây là lứa tuổi hình thành và phát triển ngơn ngữ nên chúng ta phải có những phương pháp, hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng quan trọng này của các em.

Biểu đồ 2. 7: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh của các em HS tiểu học

TT Động lực Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Khơng có ý kiến (%)

1 Tiếng Anh là môn dễ học. 60 15 25

2 Tiếng Anh là môn học dễ đạt điểm cao. 18 69 13

3 Học tiếng Anh có cơ hội tham gia các kỳ

thi quốc tế và đi du học. 16 65 19

4 Tiếng Anh giúp ích cho nghề nghiệp

tương lai. 51 26 23

5 Tiếng Anh là mơn học u thích. 70 25 5

6

Học tiếng Anh để hiểu nội dung các chương trình, các bài hát, các phim hoạt hình, sách báo, truyện.... bằng tiếng Anh.

63 31 6

7 Học tiếng Anh để biết các nền văn hóa

của các nước nói tiếng Anh. 35 51 14

Qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng hầu hết HS đều cho rằng tiếng Anh là môn dễ học. Số lượng HS thích mơn học này chỉ có 70%. Hầu hết các em thích học mơn tiếng Anh và nhận thấy được tiếng Anh giúp ích cho chính mình trong việc hiểu nội dung các chương trình, các bài hát, các phim hoạt hình, sách báo, truyện.... bằng tiếng Anh. Đây sẽ là một thuận lợi và cũng là một thách thức trong việc giảng dạy, quản lý và nâng cao chất lượng DHTA

Dưới đây là một số biểu hiện của ý thức tự học và thực hiện việc tự học tiếng Anh của HS một số trường TH ở quận Phú Nhuận -TPHCM qua khảo sát 300 HS của 3 khối (3,4,5 với 6 trường).

Bảng 2. 11: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của việc tự học môn tiếng Anh

Các công việc Mức độ biểu hiện Điểm TB Thứ bậc Cần thiết (3đ) Bình thƣờng (2đ) Khơng cần thiết (1đ)

1. Nghe và ghi chép những nội

dung, kiến thức GV giảng dạy 180 100 20 2.53 1

sách bổ trợ đi kèm (Vui cùng kỳ thi Starters, Movers, Flyers, toán, khoa học bằng tiếng Anh..)

3. Trao đổi thắc mắc với thầy/cô,

cha/mẹ và bạn bè. 164 80 56 2.36 4

4. Có thời gian biểu cụ thể cho việc

tự học 160 102 38 2.41 3

5. Sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để hỗ trợ việc học tiếng Anh (máy tính, kim từ điển, ipad…..)

140 124 36 2.34 5

Qua khảo sát có thể thấy rõ ràng là các em HS chưa được hướng dẫn, chỉ dẫn hay tư vấn, định hướng trong quá trình học ngoại ngữ của mình cụ thể ở đây là học tiếng Anh. Các em chưa nhận thấy được hữu ích của mơn học để từ đó có kế hoạch và sự đầu tư thoả đáng để đạt kết quả cao. Bên cạnh đó các em HS chưa có thời gian biểu cụ thể cho việc tự học tiếng Anh cũng như chưa được hướng dẫn sử dụng nhiều phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc học tiếng Anh. Đây thật là một thực tế khơng mấy tích cực và cần được chú ý khắc phục, chấn chỉnh trong thời gian tới trong các nhà trường TH quận Phú Nhuận và các GV giảng dạy bộ môn này.

Qua trao đổi, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều những trao đổi, những ý kiến từ các em HS kiến nghị cho việc học tập tiếng Anh đối với nhà trường và các thầy cơ giáo của mình như sau: Nhà trường nên tăng giờ học thực hành đặc biệt là học với GV người nước ngoài và các phần mềm tiếng Anh bổ trợ (Ilearn, Phonics, Dyned), để các em phát huy được trao đổi và giao tiếp nhiều đặc biệt là các trò chơi tiếng Anh. HS muốn được thực hành cùng với các CSVC - TBDH hiện có tại các trường như sử dụng thư viện và phịng nghe nhìn ở phịng học bộ mơn ngồi giờ lên lớp. Nhiều HS mong muốn GV của các em sử dụng LCD, cát-sét và bảng tương tác nhiều hơn nữa để trong các tiết học tiếng Anh các em được học vui hơn, hấp dẫn hơn .

Bảng 2. 12: Thực trạng về q trình học tập mơn tiếng Anh của các em HS TH hiện tại

TT NỘI DUNG Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Yếu

1 Thực hành và ôn bài ở nhà 53.5 38.9 4.9 2.7

2 Khả năng sử dụng kiến thức đã học vào tình

huống hoặc ngữ cảnh mới 27.1 54.9 11.8 6.2

3 Niềm hứng thú và say mê học tập 53.5 38.9 4.2 3.4

4 Làm việc luyện tập theo nhóm,cặp… 39.6 43.8 15.3 1.3

5 Khả năng tự học tiếng Anh qua báo chí,

Internet, truyền hình…. 28.5 36.8 27.1 7.6

6 Khả năng tự điều chỉnh, và sửa sai 29.2 36.1 29.9 4.8

7 Khả năng ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp 43.1 32.6 18.1 6.2

8 Khả năng đoán nghĩa từ vựng trong ngữ

cảnh 32.6 32.6 27.8 7

9 Kỹ năng làm bài 54.9 33.3 9.7 2.1

Qua khảo sát tình hình thực tế thì việc HS thực hành và ơn bài ở nhà, niềm hứng thú và say mê học tập và kỹ năng làm bài của HS là rất tốt. Các em có niềm đam mê học tiếng Anh rất cao (53.5%). Điều này là một dấu hiệu đáng mừng, bên cạnh đó các em cũng được trang bị các kỹ năng làm bài tập và ôn bài ở nhà cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng việc giảng dạy tiếng Anh để giúp các em có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống hoặc ngữ cảnh (27.1%) và khả năng tự học tiếng Anh qua báo chí, Internet, truyền hình (28.5%)…cịn rất thấp. Từ đó, chúng ta có thể nhận định rằng hiện nay đa số các trường đều dạy theo hướng thi cử và làm bài kiểm tra chứ chưa chú trọng đến việc DHTA để ứng dụng vào đời sống thực tế.

2.2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch giảng dạy tiếng Anh của giáo viên

Nhìn chung GVTA thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình tiếng Anh TH theo chuẩn kiến thức, đúng theo khung phân phối chương trình.

Họp tổ, nhóm triển khai, phổ biến các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và PGD quận Phú Nhuận. Tất cả GV đều thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)