10. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở các trường tiểu học
3.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng năng lực giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên
viên theo hướng đa dạng
3.3.1.1. Mục đích
Theo tình hình thực tế, hiện nay đội ngũ GVTA TH đang cơng tác tại quận Phú Nhuận có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chun mơn. Đa số GV không diễn đạt trôi chảy thứ tiếng mà mình đang dạy. Điều đó, dẫn đến họ thường có khuynh hướng dùng tiếng Việt trong giờ dạy và điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tiếp thu ngôn ngữ tiếng Anh ở HS bậc TH. Bên cạnh đó theo bảng số liệu về tình hình đạt chuẩn FCE theo đề án ngoại ngữ của đội ngũ GVTA TH quận Phú Nhuận, hiện nay số lượng GV đạt chuẩn vẫn cịn rất thấp (7gv/50 gv). Vì vậy biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ GVTA các trường có đủ năng lực giảng dạy tiếng Anh.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đội ngũ GV, nhân tố quyết định tạo ra sự thành cơng trong QLNT nói chung và quản lý đổi mới giảng dạy nói riêng. Khơng có những con người làm việc hiệu quả thì nhà trường đó khơng thể đạt tới mục tiêu đề ra. Trên thực tế, đội ngũ GV cịn gặp nhiều khó khăn và nhiều mặt hạn chế trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD và sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, việc chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVTA có đủ phẩm chất, năng lực công tác là vấn đề quan trọng đối với HT các trường.
Có nhiều nội dung cần bồi dưỡng thì cũng có nhiều cách thức bồi dưỡng đa dạng như một số cách thức dưới đây:
- Thực hiện nề nếp sinh hoạt chun mơn và đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho GV:
Thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn của Tổ chuyên môn. Nếu được sinh hoạt tốt thì rất có tác dụng thiết thực trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ. Chính vì vậy, HT phải biết định rõ nội dung sinh hoạt chuyên môn, dành thời gian ưu tiên cho việc giải quyết vướng mắc trong chuyên môn, rút kinh nghiệm về xây dựng giáo án, dự giờ thăm lớp, thao giảng.
- Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng – tự bồi dưỡng cho GV:
+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và tạo điều kiện cho GV giao lưu, nâng cao rèn luyện kỹ năng nghe, nói với người nước ngồi nói tiếng Anh.
+ Hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ, các trường có yếu tố nước ngồi thỉnh giảng GV người nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tạo điều kiện cho GVTA giao lưu, nâng cao rèn luyện kỹ năng nghe, nói để ứng dụng phương pháp giao tiếp vào trong giảng dạy tiếng Anh.
+ Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giảng dạy, kỹ năng thao tác các phương thức giảng dạy cho GVTA. GV cần phải kiên trì bồi dưỡng học tập và yêu cầu bắt buộc; GV phải tham gia bồi dưỡng lấy chứng chỉ quốc tế hơn là chứng chỉ nội bộ. Kinh phí bồi dưỡng có thể lấy từ nguồn quỹ đào tạo, nguồn
dự tốn ngân sách hoặc nguồn xã hội hóa để hỗ trợ học phí cho GV theo tỉ lệ thích hợp của mỗi trường. Tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị bạn giúp mở rộng hiểu biết, tầm nhìn cho GV. Do đó, hỗ trợ rất lớn cho cơng tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho GV.
+ Đối với những GV dạy giỏi, có năng lực, HT nên tạo mọi điều kiện cho GV đi học Cao học, học thêm các chuyên đề bồi dưỡng chun mơn để có kế hoạch đào tạo nguồn lâu dài. Từ những việc làm này, HT đã khích lệ, động viên đội ngũ GV có ý thức trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mình.
- Đẩy mạnh dự giờ thăm lớp và thao giảng cho đội ngũ GV:
+ Thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm rút kinh nghiệm cho tiết dạy. HT có kế hoạch dự giờ GV theo lịch hàng tuần, hàng tháng có thể khơng báo trước hoặc báo trước 15 phút. HT kết hợp với Phó HT phụ trách chun mơn, tổ trưởng chuyên môn, GV trong nhóm cùng dự giờ để nắm bắt tình hình giảng dạy của đội ngũ. Qua dự giờ, BGH và tổ chuyên môn tiếng Anh rút ra được mặt mạnh, hạn chế của đội ngũ để tìm cách khắc phục. HT phải dự giờ nhiều những GV mới ra trường, GV yếu kể cả GV khá giỏi để xây dựng đội ngũ GV dạy giỏi.
+ Thao giảng: Tổ chức các hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, tham quan học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Đây là một PP rất hữu hiệu để mở rộng hiểu biết và nâng cao tay nghề GV. Qua hoạt động dự giờ, thăm lớp có nhận xét, đánh giá, GV nhận thấy những điểm mạnh, những hạn chế về khả năng chuyên môn và khả năng sư phạm của bản thân để phát huy và điều chỉnh kịp thời.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện
Nội dung chương trình bồi dưỡng chun mơn - nghiệp vụ cần chú ý, tính tốn đến các đặc điểm cụ thể, đa dạng của GV được bồi dưỡng (vừa làm vừa học, tuổi tác, cá tính). Cần tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, phân cơng lớp dạy phù hợp cũng như hỗ trợ kinh phí và động
viên tinh thần để những người tham gia học bồi dưỡng thể hiện những tiến bộ của họ, đặc biệt là tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng mới mẻ.
Chương trình bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ rất cần thiết có sự tham gia, ủng hộ trực tiếp của Ban lãnh đạo nhà trường và các bộ phận liên quan để đảm bảo tính khả thi, tính bền vững, tính hiệu quả.