Nhận thức về sự cần thiết quản lý dạy học tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

10. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở quận Phú Nhuận,

2.3.1. Nhận thức về sự cần thiết quản lý dạy học tiếng Anh

Để tìm hiểu và có cơ sở đánh giá chính xác về sự nhận thức QL DHTA, chúng tôi đã thực hiện phiếu điều tra và gửi phiếu điều tra đến 50 CBQL thuộc Phòng giáo dục, BGH các trường và GVTA về sự cần thiết phải quản lý DHTA được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2. 17: Nhận thức về sự cần thiết quản lý DHTA

TT Đối tƣợng điều tra

Số lƣợng

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 CBQL PGD 5 4 80 1 20 0 0 0 0 2 CBQL các Trường 15 9 60 4 26.7 2 13.3 0 0 3 GV các Trường 30 26 86.7 3 10 1 3.3 0 0 Cộng 50 39 78 8 16 3 6 0 0

Căn cứ kết quả khảo sát, việc DHTA hiện nay được phần lớn đội ngũ CBQL và GV tiểu học Quận Phú Nhuận có những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải quản lý việc DHTA. Có 78 % số người được hỏi cho rằng quản lý việc DHTA là rất cần thiết; và 16 % cho là cần thiết và khoảng 6 % cho là ít cần thiết. Qua tìm hiểu về tình hình thực tế của điều kiện từng địa phương với câu trả lời ít cần thiết DHTA chỉ có vài phần trăm vì thực tế một bộ phận rất nhỏ vì học là dân lao động nhập cư chưa có cái nhìn đúng đắn về sự hữu ích của tiếng Anh đối với cuộc sống XH hiện đại. Tuy nhiên, GV giảng dạy lại rất quan tâm và chia sẽ những khó khăn ban đầu ấy, họ luôn cố gắng uốn nắn từng kỹ năng cho tất cả HS và sẽ mất rất nhiều thời gian chuẩn bị bài, tư liệu giảng dạy, cũng như phương pháp để mang lại hiệu quả thuyết phục đối với PHHS. Chính vì thế, sự quan tâm chưa đúng mực của gia đình cũng như việc phối hợp với nhà trường luôn là áp lực đè nặng lên vai trò giáo dục HS của cơng tác dạy và học. Chính vì vậy, HS khơng làm được các bài kiểm tra và bài thi, hình thức bài thi cũng chưa chú trọng đầy đủ 4 kỹ năng nên chưa kích thích được sự say mê học tập của HS.

Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong thực hiện chương trình tiếng Anh trong các năm qua là minh chứng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của ngành giáo dục và XH hỗ trợ nhau trong việc phát triển bộ môn như là môn học mũi nhọn để làm chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức và đa số GV rất quyết tâm. Nhà trường và XH luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất đến các hoạt động chuyên môn. Việc DHTA thật sự được quản lý chặt chẽ từ tổ chuyên môn và của BGH nhà trường. Do đó, hiệu quả DHTA giữa các trường trong quận đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở các trường tiểu học quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)