C, 5% CO2 Vì khung G-A có cấu trúc lỗ xốp nên các tế bào sau khi được chuyển lên khung và nuôi trong mơi trường phù hợp sẽ di cư, bám dính và
TỪ TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ KHUNG NÂNG ĐỠ
3.3.1.2. Kết quả đánh giá sự bám dính và tăng trưởng của tế bào gốc trung mô trong khung G-A
trong khung G-A
Tế bào được cố định vào khung G-A (8:2), G-A (9:1) và được đánh giá sự tăng trưởng bằng thử nghiệm MTT. Hình 3.24 cho thấy tinh thể formazan màu tím hình thành bên trong khung G-A82 ở ngày 1, ngày 7 và tinh thể formazan bên trong khung G-A (9:1) ở ngày 1, ngày 9. So với ngày 1, số lượng tinh thể formazan hình thành trong cả hai loại khung G-A (8:2) và G-A (9:1) ngày 7 và ngày 9 đều cao hơn.
62
Hình 3.27. Kết quả cố định tế bào trên khung G-A. Tinh thể formazan hình thành
trong khung G-A (8:2) ở (A) ngày 1 và (B) ngày 7, khung G-A (9:1) ở (C) ngày 1 và (D) ngày 9.
Đồ thị 3.4. Đường cong tăng trưởng của tế bào gốc trung mô trên khung G-A (8:2) và
63
Căn cứ vào mật độ quang học đo được khi hoà tan tinh thể formazan, đường cong tăng trưởng của tế bào gốc trung mô trên khung G-A82 và khung G-A91 được thể hiện trong đồ thị 3.4.
Kết quả đường cong tăng trưởng ở Đồ thị 3.4 cho thấy tế bào gốc trung mô phát triển tốt trên cả khung G-A (8:2) và G-A (9:1). Tế bào bắt đầu tăng trưởng mạnh vào ngày 3 và đạt đỉnh tăng trưởng lần lượt vào ngày 7 và ngày 9 với giá trị tương đương nhau. Ở ngày 1, tế bào bám dính vào khung G-A (8:2) nhiều hơn G-A (9:1). Đồng thời, tế bào tăng trưởng ở khung G-A (8:2) tốt hơn và đạt đỉnh vào ngày 7. Trong khi tế bào trong khung G-A (9:1) đạt đỉnh chậm hơn (vào ngày 9) và suy giảm số lượng nhanh hơn so với tế bào trong khung G-A (8:2). Như vậy, so với khung G-A91, khung G-A82 hỗ trợ tế bào bám dính và tăng sinh tốt hơn, thích hợp để tiến hành các đánh giá sâu hơn ở các thí nghiệm tiếp theo.
Hình 3.28. Ảnh chụp SEM của tế bào gốc trung mô trong khung G-A. Kết quả chụp SEM cho thấy các tế bào bám dính và phát triển trên khung thành từng cụm tế bào theo các hốc của khung G-A (x800; 5.00µm).
Kết quả quan sát ảnh chụp cho thấy, có sự xuất hiện của tế bào trong khung G-A, tế bào bám dính vào bề mặt của khung (mũi tên trong hình 3.28). Các tế bào có khuynh hướng gắn kết vào nhau tạo thành từng cụm (đám) tế bào. Bào tương tế bào trãi rộng và bám chặt vào bề mặt khung.
64