Việc sử dụng fibrin cho các mục đích phẫu thuật đã được áp dụng từ những năm 1909 khi Bergel sử dụng fibrin như là một tác nhân cầm máu. Vài năm sau, fibrin được sử dụng như là tác nhân cầm máu trong phẫu thuật não. Trong thế chiến thứ 2, fibrinogen kết hợp với thrombin được sử dụng để dán dính trong phẫu thuật ghép da cho những binh lính bị bỏng. Năm 1940, lần đầu tiên fibrinogen được sử dụng như là vật leiệu dán dính mơ dây thần kinh ngoại biên [28].
Năm 1982, sản phẩm fibrin thương mại đầu tiên đã được bán ra thị trường châu Âu, Nhật Bản và Canada. Đó là 2 sản phẩm Tissucol® (Immuno A.G, Vienna) và Beriplast HS® (Centeon Pharma GmbH, Germany). Tuy nhiên, ở Mỹ, nhận thấy các nguy cơ gây ra các bệnh lây qua đường máu nên mãi đến những năm 1998 FDA mới công nhận sản phẩm Tisseel VH (Baxter Health Corp) [33]. Lúc này, Tisseel VH được chỉ định là một chất hỗ trợ cho quá trình cầm máu trong các phẫu thuật như phẫu thuật tim phổi, lách khi mà các kỹ thuật cầm máu khác không hiệu quả.
Thu nhận các thành phần của fibrin từ hỗn hợp máu người hoặc máu bò vốn dĩ sẽ chứa đựng những nguy cơ lây nhiễm virus cũng như là nguy cơ gây ra các phản ứng miễn dịch từ các protein lạ có trong động vật. Do đó, fibrin tự thân đã được nghiên cứu phát triển để tránh những mối nguy hiểm này bằng cách chiết các thành phần của fibrin từ máu của chính bệnh nhân. Sản phẩm The VitagleTM surgical hemostat (Orthovita, USA) được chấp thuận bởi FDA vào năm 2000 [11].
Hiện nay, fibrin được xem là một vật liệu dán dính mơ sinh lý phù hợp có giá trị. Ngồi các sản phẩm nêu trên, còn nhiều sản phẩm khác trên thị trường như Vivostat (Vivostat A/S, Đan Mạch), CrossealTM (Omrix Biopharmaceuticals Ltd., Israel),
17
Crosseal® (Ethicon, Inc., USA), Hemaseel APR FS (Haemacure Corporation, USA), FloSeal TM (Baxter Health Corp), FloSeal® Baxter Healthcare, TachoSil® (Nycomed, Đan Mạch) …
Fibrin đã từng và sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng phẫu thuật, trong kỹ nghệ mơ. Fibrin có những đặc tính vượt trội giúp cho nó trở thành vật liệu khá lý tưởng trong cơng nghệ mô, chẳng hạn như khả năng tương hợp sinh học, khả năng tự tiêu và trên hết là nó có thể được sản xuất từ huyết tương người (đặc điểm này giúp cho fibrin có thể sử dụng để ghép tự thân). Ngồi ra, sợi fibrin cịn kích thích tế bào tăng sinh, tổng hợp và sửa chữa chất nền ngoại bào [64]. Đặc điểm này phù hợp với mục đích sử dụng fibrin như là một giá thể tạm thời để tái thiết và thay thế mô mới trong suốt quá trình làm lành vết thương.
Hình 1.5. Sơ đồ minh họa quá trình hình thành khối fibrin