Kết quả đánh giá sự tương hợp sinh học in vivo của khung G-A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mảnh ghép mô mềm từ tế bào gốc mô mỡ và khung nâng đỡ sinh học (Trang 77 - 81)

C, 5% CO2 Vì khung G-A có cấu trúc lỗ xốp nên các tế bào sau khi được chuyển lên khung và nuôi trong mơi trường phù hợp sẽ di cư, bám dính và

TỪ TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ KHUNG NÂNG ĐỠ

3.3.1.3. Kết quả đánh giá sự tương hợp sinh học in vivo của khung G-A

Tổng hợp các kết quả thu được, chúng tôi tiếp tục đánh giá sự tương hợp sinh học

in vivo của khung G-A (8:2) bằng việc ghép khung nâng đỡ này vào dưới da lưng chuột

nhắt trắng.

Sau khi tiến hành ghép khung G-A vào hai bên lưng chuột, chuột vẫn sống khỏe mạnh, ăn uống bình thường, khơng có biểu hiện bất thường như sưng đỏ hay viêm, mưng mủ ở vùng cấy ghép suốt quá trình thực hiện thí nghiệm. Sau khoảng 2 ngày vết thương ở vị trí phẫu thuật đã bắt đầu lành hố. Sau các khoảng thời gian cấy ghép 4 ngày, 1, 2, 4, 8 tuần, khung G-A được lấy ra có dạng như hình 3.26B. Khung được bao quanh bởi một lớp mô sợi và mạch máu.

Kết quả xác định lượng bạch cầu tổng của máu ngoại vi chuột

Số lượng bạch cầu tổng của chuột ở các mốc thời gian ghép được xác định để đánh giá thêm về phản ứng của cơ thể chuột với khung G-A. Ở nhóm đối chứng, chuột chỉ được rạch da lưng và khâu lại. Ở nhóm thí nghiệm, chuột được được rạch da và ghép khung G-A (8:2) vào hai vị trí hai bên dưới da lưng. Kết quả cho thấy, số lượng bạch cầu tuy có sự thay đổi qua các mốc thời gian khảo sát nhưng đều dao động và nằm trong khoảng giới hạn của chuột bình thường là từ 4500 – 11500 tế bào/mm3. Sự dao động của lượng bạch cầu tổng ở cả hai nhóm khơng có sự khác biệt nhiều. Bình thường, khi cấy ghép vật liệu lạ vào cơ thể, lượng bạch cầu sẽ được huy động vượt ngưỡng bình thường để nhanh chóng xâm nhập và phá hủy vật liệu cấy ghép. Việc huy động một lượng lớn tế bào bạch cầu sẽ làm thay đổi chỉ số bạch cầu tổng của chuột. Tuy nhiên, sau khi ghép khung G-A vào cơ thể chuột, vào giai đoạn đầu, lượng bạch cầu tăng nhẹ nhưng sau đó giảm dần và có xu hướng dao động giống như chuột đối chứng. Có thể giải thích việc tăng lượng bạch cầu tổng trong vòng 7 ngày đầu tiên là do đáp ứng của cơ thể chuột với việc tiểu phẫu tại vị trí ghép. Sự tăng số lượng bạch cầu tổng hồn tồn khơng xảy ra sau khi ghép G-A. Như vậy, khung G-A (8:2) chỉ gây đáp ứng viêm nhẹ trên cơ thể chuột ở giai đoạn đầu sau ghép.

65

Đồ thị 3.5. Số lượng bạch cầu tổng của chuột thí nghiệm và chuột đối chứng

Kết quả xác định sự xâm nhập tế bào vào khung G-A in vivo

Hình 3.29. Khung G-A82 được ghép vào dưới da lưng chuột về hai phía (A) và sau khi

cấy ghép 2 tuần (B)

Sau các mốc thời gian 4 ngày, 1, 2, 4, 8 tuần ghép, kết quả nhuộm HE ở độ phóng đại 40 lần cho thấy khung nâng đỡ vẫn còn tồn tại và giữ được cấu trúc lát cắt dạng sợi, đều được bao quanh bởi một lớp mô sợi không tách biệt rõ ràng với phần khung nâng đỡ. Lớp mơ sợi này có sự xâm lấn vào bên trong ngày càng nhiều, đồng thời kích thước khung nâng đỡ cũng nhỏ lại theo thời gian (Hình 3.30:A, C, E, G, I). Như vậy, Khung

66

nâng đỡ có khả năng phân huỷ chậm và vẫn tồn tai trong thời gian dài (sau 8 tuần). Cịn sự xuất hiện của mơ sợi là dấu hiệu tốt cho việc lành hoá vết thương.

Khi quan sát mẫu nhuộm HE ở độ phóng đại lớn hơn, ta thấy có sự xâm nhập của các loại tế bào, chất nền vào trong khung nâng đỡ nhưng phân bố không đồng đều. Dựa vào hình ta nhận thấy sự xuất hiện của các tế bào lympho, biểu hiện cho những đáp ứng của cơ thể chuột với khung nâng đỡ. Số lượng lympho ở mốc 4 ngày ít, có xu hướng giảm xuống ở mốc 1 tuần, sau đó tăng nhẹ ở mốc 2 tuần, rồi tiếp tục giảm dần xuống mức thấp nhất ở mốc 4 tuần và cuối cùng ở mốc 8 tuần xuất hiện một vài tế bào lympho. Điều đó cho thấy cơ thể chuột có đáp ứng viêm nhẹ với khung nâng đỡ, đó là một biểu hiện bình thường trong cấy ghép, đáp ứng này giảm dần qua các mốc thời gian cấy ghép. Ngoài ra, trong kết quả cịn có sự xuất hiện của các vùng tập trung lượng nhỏ tế bào mỡ cịn non có khả năng phát triển thành tế bào mỡ trưởng thành. Như vậy, sau khi ghép vào cơ thể chuột, khung G-A không gây đáp ứng viêm mãn tính mà cịn hỗ trợ sự xâm nhập và phát triển của các tế bào mô sợi, tế bào mỡ chuột ở vùng rìa khung.

67

Hình 3.30. Kết quả nhuộm H&E khung G-A (8:2). sau các mốc thời gian: (A, B) 4

ngày, (C, D) 1 tuần, (E, F) 2 tuần, (G, H) 4 tuần, (I, K) 8 tuần. Độ phóng đại x40 (A, C, E, G, I); x400 (B, D, F, H, K).

68

Hơn nữa, chúng tôi tiến hành cấy ghép khung G-A (8:2) vào cơ thể chuột với thời gian dài hơn để ghi nhận sự phân huỷ hoàn toàn của khung. Sau hơn 3 tháng, khung G- A vẫn còn tồn tại trong cơ thể chuột, tuy nhiên việc đánh giá mô học vẫn chưa được đánh giá (Hình 3.30). Theo kết quả đã được công bố, 3 tháng là một khoảng thời gian khảo sát tương đối dài; so với các loại khung nâng đỡ được tạo từ các vật liệu tổng hợp khó bị phân hủy sinh học và các vật liệu tự nhiên khác có khả năng phân hủy nhanh, thì kết quả cho thấy khung G-A có khả năng phân hủy sinh học trong khoảng thời gian phù hợp cho các ứng dụng cấy ghép thời gian dài trong kỹ nghệ mô mỡ.

Hình 3.31. Khung G-A (8:2) sau 13 tuần cấy ghép. (A) Khung G-A (8:2) vẫn còn

tồn tại dưới lớp da lưng chuột. (B) Khung G-A (8:2) sau khi lấy ra đem đo kích thước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mảnh ghép mô mềm từ tế bào gốc mô mỡ và khung nâng đỡ sinh học (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)