10. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng về đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
2.2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trung tâm GDTX Quận 12 thành phố
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh trung tâm GDTX Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh.
* Về nhận thức:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, một mặt giúp cho giới trẻ tự trau dồi một nguồn tri thức vô tận thông qua sách báo, phim ảnh, internet,… mặt khác nó cũng để lại những tác động tiêu cực, nguy hiểm cho ngƣời đọc, ngƣời xem. Đối với học sinh, nhất là ở lứa tuổi THPT thì sự tác động ấy khơng hề nhỏ chút nào. Vì vậy việc tăng cƣờng giáo dục đạo đức cho học sinh song song với q trình rèn luyện kiến thức văn hóa trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, chúng tơi tiến hành khỏa sát hơn 300 học sinh tại trung tâm GDTX Quận 12, tìm hiểu mức độ nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ trong trung tâm GDTX. Kết quả khảo sát theo bảng 2.2 sau:
Bảng 2. 2: Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ
GDĐĐ Số ý kiến Tỷ lệ %
Rất cần thiết 248 82.7
Cần thiết 46 15.3
Có cũng đƣợc, khơng cũng đƣợc 4 1.3
Không cần thiết 2 0.7
(Nguồn: Điều tra ở TT.GDTX Quận 12-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2015)
Từ kết quả ở bảng 2.2 cho thấy đại đa số học sinh tại trung tâm GDTX Quận 12 (294 học sinh chiếm 98 %) thấy đƣợc sự cần thiết GDĐĐ cho chính mình và cuộc sống cộng đồng. Điều đó cũng chứng tỏ các em mong muốn đƣợc GĐĐĐ để hồn thiện nhân cách của bản thân. Do đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại trung tâm GDTX một cách thiết thực, phù hợp với điều kiện môi trƣờng học tập và tâm lý lứa tuổi các em.
Tiến hành khảo sát hơn 300 học sinh tại trung tâm GDTX Quận 12 với câu hỏi: Hãy cho biết ý kiến của mình về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục
cho học sinh tại trung tâm GDTX hiện nay?
Bảng 2. 3: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho học sinh GDTX hiện nay.
STT CÁC PHẨM CHẤT MỨC ĐỘ ĐIỂM TB (X) Rất quan trọng (3đ) Quan trọng (2đ) Ít quan trọng (1đ)
1 Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè. 252 42 6 2.82
2 Lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc. 234 53 8 2.79
3 Lòng tự trọng, trung thực, dũng
cảm. 220 56 8 2.70
4 Tính tự lập, cần cù, vƣợt khó. 217 57 5 2.70
5 Động cơ học tập đúng đắn 214 56 8 2.67
6 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi
trƣờng. 213 57 7 2.67
7 Ý thức tuân thủ pháp luật 212 57 8 2.68
8 Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy trƣờng lớp. 202 64 8 2.65
9 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lƣợng. 195 66 7 2.63
10 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền
của. 194 58 16 2.59
11 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. 194 64 7 2.62
12 Khiêm tốn học hỏi, quyết đoán 194 57 19 2.58
13 Tinh thần lạc quan, yêu đời 192 55 23 2.56
14 Ý thức tự phê bình và phê bình để tiến bộ. 191 60 15 2.59
15 Yêu lao động, quý trọng ngƣời lao động. 169 75 13 2.52
16 Lập trƣờng chính trị. 163 51 46 2.39
17 Tình bạn, tình yêu. 144 61 43 2.34
Từ kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy một số phẩm chất sau đây đƣợc học sinh cho là rất quan trọng và có điểm trung bình rất cao: Lịng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thấy cô, tôn trọng bạn bè có điểm trung bình cao nhất là 2.82; Lòng yêu quê hương đất nước (2.79); Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm và tính tự lập, cần cù, vượt khó (2.70); Động cơ học tập đúng đắn và Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường (2.67); Ý thức tuân thủ pháp luật (2.68);… Trong đó hai phảm chất: Lập trường chính trị và Tình bạn, tình u có điểm trung bình thấp nhất (2.39) và (2.34).
Nhìn chung học sinh có nhận thức đúng đắn về phẩm chất đạo đức và nhu cầu đƣợc học tập, lĩnh hội những phẩm chất đạo đức của dân tộc, một số phẩm chất cá nhân đối với bản thân, đối với cộng đồng đƣợc các em coi trọng. Tuy nhiên, các em chƣa biết hài hòa giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của cộng đồng, nhận thức về lý tƣởng sống chƣa đƣợc học sinh quam tâm chú ý tới hay cũng có thể hiểu là các em chƣa nhận thức đúng về lý tƣởng sống để cống hiến, phục sự cho Tổ quốc. Nhƣ vậy, vấn đề cần đƣợc quan tâm là giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn về lý tƣởng sống, biết hài hịa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, có lý tƣởng, niềm tin vào cuộc sống tƣơi đẹp hôm nay và biết nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức thành thái độ hành vi, hành động đúng.
* Về thái độ:
Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với quan niệm về đạo đức, qua điều tra bằng phiếu với trên 300 em học sinh trong trung tâm GDTX Quận 12. Câu hỏi đặt ra là: “Hãy cho biết ý kiến của mình đối với các quan niệm dưới đây?”.
Bảng 2. 4: Thái độ của học sinh GDTX đối với các quan niệm về đạo đức STT CÁC QUAN NIỆM THÁI ĐỘ ĐIỂM TB (X) Đồng
ý (3đ) vân (2đ) Phân đồng ý (1đ) Không
1 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính 187 54 59 2.42
2 Thân ngƣời nấy lo, hồn ai nấy giữ 36 31 233 1.34
3 Đạo đức do xã hội quyết định 52 59 190 1.54
4 Đạo đức của mỗi ngƣời là do mỗi
ngƣời quyết định 251 33 16 2.79
5 Ở hiền gặp lành 244 37 19 2.75
6 Tiền trao cháo múc 104 147 49 2.19
7 Đạt đƣợc mục đích bằng mọi giá 45 43 212 1.44
8 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 219 56 25 2.65
9 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền 25 23 252 1.24
10 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 12 46 242 0.51
11 Sống để hƣởng thụ 53 47 200 1.51
12 Có tiền mua tiên cũng đƣợc 22 55 223 1.33
13 Mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình 279 9 12 2.89
(Nguồn: Điều tra ở TT.GDTX Quận 12-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2015)
Qua kết quả ở bảng 2.4 chúng ta thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, cao
nhất với điểm trung bình là 2.89; Quan niệm: Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định (2.79); Quan niệm: Ở hiền gặp lành (2.75); Quan
niệm: Đạo đức quan trọng hơn tài năng ( 2.65). Các em khơng đồng tình với một số quan niệm sai nhƣ: Tài năng quan trọng hơn đạo đức ( 0.51); Văn hay chữ tốt khơng bằng học dốt lắm tiền (1.24); Có tiền mua tiên cũng được (1.33); Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ (1.34); Đạt được nục đích bằng mọi giá (1.44); Sống để hưởng thụ (1.51). Từ kết quả trên, ta cũng nhận
thấy: Đa số các em khơng đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn, sống để hƣởng thụ, … Tuy nhiên, bên cạnh thái độ ủng hộ
những quan niệm đúng, khơng đồng tình với những quan niệm sai của học sinh, vẫn cịn có những thái độ thiên về cá nhân thực dụng: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ (1.34); Đạt được mục đích bằng mọi giá (1.44); Sống để hưởng thụ (1.51); Tiền trao cháo múc ( 2.19); …Chúng ta cần phải giáo
dục học sinh vƣơn tới lối sống cao đẹp hơn, tránh sa những lối sống ích kỷ, cá nhân, hƣởng thụ tầm thƣờng.
2.2.2.2. Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh trung tâm GDTX Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh.
Để tìm hiểu thực trạng những biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh trung tâm GDTX Quận 12, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến và trao đổi với BGĐ, GVCN, Đoàn thanh niên của trung tâm GDTX, Công an quận và các tổ chức đoàn thể nơi địa bàn của trung tâm GDTX, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Về ý thức đạo đức:
Học sinh yếu kém về đạo đức thƣờng có biểu hiện kém phát triển về ý thức hoặc có khi trở nên vơ ý thức trong quan hệ với cộng đồng, với ngƣời khác. Nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi ngƣời, ngay cả với ngƣời thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tƣ, ngay cả những mặt tích cực. Đơi khi có sự di chuyển niềm tin vào những ngƣời tốt, vào những lẽ sống và những lý tƣởng sống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, với những bạn đƣờng sống ngoài lề của cuộc sống xã hội, bất chấp hành vi đạo đức, pháp luật, dƣ luận.
Về mặt tình cảm và ý chí đạo đức:
Một số em có những dấu hiệu bị tổn thƣơng về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trị, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, phớt đời, hận đời, hằn học, có những em hận thì hỗn xƣợc với cả những ngƣời ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, thiếu ngƣời thân, khao khát muốn đƣợc sống trong tình cảm nhƣng khơng đƣợc bù
đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị khích động hoặc trở nên nhu nhƣợc yếu thế. Một số em tỏ ra yếu đuối, nhu nhƣợc, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và cơng việc cụ thể.
Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức:
+ Học sinh yếu kém về đạo đức thƣờng có biều hiện vi phạm nội quy trƣịng lớp, kỷ cƣơng nề nếp, vi phạm kỷ luật: Bỏ học, bỏ giờ, đi học muộn thƣờng xun, đi học khơng có sách vở, khơng đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu ; trong giờ học mất trật tự, khơng ghi chép bài, học bài ; quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.
+ Đơi khi có những hành vi tỏ ra xấc xƣợc, hỗn hào, chọc tức, trêu chọc ngƣời khác, vô lễ với thầy cơ giáo, với ngƣời lớn, hay nói tục, chửi bậy, bắt nạt bạn bè, một số em tuy học giỏi nhƣng tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân hậu, nhân ái.
+ Một số em thƣờng có những biểu hiện liên kết nhóm nhỏ tự phát, hành động theo những nhu cầu sở thích khơng lành mạnh, đơi khi đối lập với tập thể, với xã hội, hay có những trị tinh qi trêu chọc bạn bè, có những hành vi phản ứng quyết liệt khi chúng cảm thấy bị xúc phạm, hoặc trả đũa cho bõ tức,… Nói năng thiếu văn hố, có biểu hiện lệch lạc thái quá trong quan hệ giao tiếp bạn bè, ngƣời lớn, ngƣời khác giới.
+ Một số em nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị, hút thuốc lá, uống rƣợu bia, cờ bạc, cá cƣợc, một số nhỏ có hành vi vi phạm pháp luật nhƣ: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh và thuê ngƣời khác đánh bạn, phá hoại tài sản của trung tâm, đua xe, vi phạm luật giao thông, đua chen đời sống thực dụng, yêu đƣơng quá sớm.
Những học sinh yếu kém về đạo đức, sống thiếu niềm tin, kém ý chí,… thì thƣờng rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Cùng với thời gian theo các bậc học, với tác động của gia đình và mơi trƣờng xã hội, từ chỗ nhiễm yếu tố tiêu cực, dần dần trở thành những đặc điểm tính cách của trẻ, khó giáo dục,
nhƣng khơng có nghĩa là chúng trở thành những trẻ “mất dạy” ; “vô giáo dục”… nhƣ một số ngƣời khẳng định thiếu tính sƣ phạm.
Qua việc xác nhận những lỗi thƣờng mắc phải của 300 học sinh tại trung tâm, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em đều vi phạm nội quy học sinh ở các mức độ khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 2.5 nhƣ sau:
Bảng 2. 5: Những lỗi thường mắc phải của học sinh trung tâm GDTX Quận 12 TT HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH MỨC ĐỘ ĐIỂM TB XẾP BẬC Rất nhiều (4đ) Nhiều (3đ) Ít (2đ) Khơng (1đ)
1 Thƣờng xuyên vi phạm nội quy, nền nếp của trƣờng, lớp. 31 58 88 123 1.99 1
2 Không thuộc bài, không làm bài 34 37 81 149 1.85 2
3 Hút thuốc, uống rƣợu bia. 17 22 70 191 1.55 5
4 Chửi thề, nói tục 20 52 86 142 1.83 3
5 Gây gỗ, đánh nhau 14 18 47 238 1.47 6
6 Bỏ giờ, trốn học. 31 40 15 214 1.63 4
7 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 25 19 14 242 1.42 7
8 Vô lễ với thầy cô, cha mẹ,
ngƣời lớn 16 22 31 231 1.41 8
9 Chơi bài ăn tiền, xin đều, trộm cắp vặt, trấn lột bạn bè. 8 10 12 270 1.19 10
10 Quậy phá, phá hoại của công 10 24 25 241 1.35 9
11 Vi phạm luật an tồn giao thơng 15 26 52 208 0.85 11
(Nguồn: Điều tra ở TT.GDTX Quận 12-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2015)
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Những lỗi mà học sinh thƣờng vi phạm kỷ luật nhiều nhất là vi phạm nội quy, nề nếp trƣờng, lớp. Đây là những em học sinh có ý thức học tập và rèn luyện kém, gia đình ít hoặc khơng quan tâm. Việc các em thƣờng xuyên vi phạm nội quy trƣờng lớp, la cà các tiệm internet, hàng quán, trốn học, chán học, bỏ học mà không đƣợc quan tâm giáo dục, khắc phục sẽ là xuất phát điểm của những hành vi sai trái vi phạm pháp luật tiếp theo. Vấn đề đặt ra là trung tâm GDTX phải tăng cƣờng hoạt động
sáng để HS gắn bó thơng cảm, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.
2.2.2.3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh trung tâm GDTX Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh
Số học sinh yếu kém về đạo đức chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số học sinh của trung tâm, tuy nhiên nó lại có ảnh hƣởng rất lớn, dễ lây lan trong tập thể học sinh. Để tìm ra ngun nhân trên, chúng tơi tiến hành khảo sát ý kiến của 150 ngƣời (gồm CBQL, GVCN, GVBM, Cán bộ Đoàn thanh niên và CMHS) của trung tâm. Kết quả thể hiện ở bảng 2.6 sau đây:
Bảng 2. 6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh.
STT CÁC NGUYÊN NHÂN SỐ Ý KIẾN TỶ LỆ % XẾP BẬC
1 Ngƣời lớn chƣa gƣơng mẫu 145 96.7 1
2 Gia đình, XH bng lỏng GDĐĐ 108 72 11
3 Quản lý GDĐĐ của trung tâm GDTX chƣa chặt chẽ 113 75.3 8
4 Nội dung GDĐĐ chƣa thiết thực 69 46 15
5 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 117 78 6
6 Tác động tiêu cực của nến kinh tế thị trƣờng 137 91.3 2
7 Một bộ phận thầy cô giáo chƣa quan tâm GDĐĐ 112 74.7 9
8 Ảnh hƣởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông 102 68 12
9 Chƣa có sự phối hợp giữa các lực lƣợng GD 114 76 7
10 Sự quản lý GDĐĐ của XH chƣa đồng bộ 125 83.3 4
11 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh 133 88.7 3
12 Nhiều đoàn thể XH chƣa quan tâm đến GDĐĐ 95 63.3 13
13 Điều hành pháp luật chƣa nghiêm 120 80 5
14 Tệ nạn xã hội 111 74 10
15 Đời sống khó khăn 74 49.3 14
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực về đạo đức học sinh, ta có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân từ phía gia đình: Có thể nói gia đình là trƣờng học đầu
tiên và suốt đời của con ngƣời, là cái nơi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, truyền thống gia đình, lối sống, phƣơng pháp giáo dục có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành và GDĐĐ cho học sinh. Trong hoàn cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay, những nề nếp, những truyền thống gia đình, sự gắn bó giữa các thế hệ đang gặp nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (đã đƣợc thể hiện ở bảng 2.6) thƣờng là con cái những gia đình