Nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tại trung

1.3.2. nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh

1.3.2.1. Ý nghĩa giáo dục đạo đức.

* Giáo dục đạo đức và những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức:

- Đạo đức theo nghĩa thông thƣờng nhất là những quy tắc ứng xử giữa ngƣời này với ngƣời khác, với xã hội, với thiên nhiên phù hợp với lợi ích tồn tại và phát triển xã hội loài ngƣời.

- Đạo đức có vai trị động lực tinh thần to lớn đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội đƣợc nhiều nhà khoa học thừa nhận và đƣợc các quốc gia quan tâm sâu sắc.

- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến con ngƣời nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp nơi con ngƣời, hƣớng con ngƣời tới cái chân thiện, cái thiện, cái mỹ, chống cái ác, cái xấu, cái giả, đƣa xã hội ta đạt tới mục tiêu cao cả: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Học sinh đƣợc giáo dục thông qua ba mơi trƣờng: gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Ba môi trƣờng này tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình thành phẩm chất, đạo đức con ngƣời. Khơng thể nói mơi trƣờng

nào quan trọng hơn hay ít quan trọng hơn.

* Việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người:

- Cấp thấp nhất là thói quen: Thói quen là việc làm, lời nói, cách cƣ xử đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành một phản xạ có điều kiện. Ví dụ thói quen nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”,… Thói quen tốt hay xấu đều do quá trình giáo dục từ trong gia đình, đến nhà trƣờng và ngồi xã hội.

- Cơ sở hình thành nhân cách của mỗi con ngƣời là hành vi. Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất định, hành vi tốt phù hợp với lợi ích con ngƣời thì tạo thành thói quen tốt và thói quen xấu sẽ dẫn đến hành vi xấu.

- Hành vi lập lại một cách thƣờng xuyên trở thành hành động. Hành động phù hợp với quy tắc ứng xử do xã hội quy định đƣợc xem là hành động có đạo đức, nếu ngƣợc lại là hành động phi đạo đức, bị xã hội lên án.

- Nhận thức đạo đức: Con ngƣời có đạo đức tốt nhận thức đƣợc đúng, sai, tốt, xấu, biết làm theo cái tốt, điều hay lẽ phải và không làm điều xấu.

- Nhận thức đạo đức cấp độ cao hơn là dám đấu tranh bảo vệ cái tốt, lẽ phải và chống lại cái xấu, điều ác. Đấu tranh với chính mình để vƣợt qua cám dỗ của những suy nghĩ và hành động trái với đạo đức, đạo lý làm ngƣời.

1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức.

Mục tiêu GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi ngƣời, trở thành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Nhà trƣờng phải trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết: “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con ngƣời toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nƣớc nhà, có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống, thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới”. [21, tr 13]

Hình thành ở học sinh thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn, trong sáng với bản thân, mọi ngƣời trong xã hội và sự nghiệp cách mạng XNCH

của Việt Nam. Rèn luyện ở học sinh ý thức tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, yêu lao động, yêu khoa học và những thành tựu, giá trị văn hóa tiến bộ của lồi ngƣời và khơng ngừng phát huy những truyền thống cao đẹp của dân tộc, giáo dục cho học sinh trung học phổ thơng tình yêu tổ quốc, gắn với tinh thần quốc tế vô sản.

1.3.2.3. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông bao gồm việc giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục tình cảm đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức với các nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của tƣ tƣởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình và thấm nhuần chủ trƣơng, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cƣơng nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội và quan hệ giữa con ngƣời với nhau.

Hai là, làm cho học sinh nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức XHCN. Biến các giá trị đó thành ý thức tình cảm hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày.

Ba là, giúp học sinh phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức, rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức. Phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hƣớng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.

Tóm lại, nhiệm vụ của q trình GDĐĐ này khơng những định hƣớng cho các hoạt động GDĐĐ mà còn định hƣớng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy bộ mơn giáo dục cơng dân nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)