Nâng cao vai trò của GVCN trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 89)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm

3.2.4. Nâng cao vai trò của GVCN trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học

cho học sinh.

Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nó quyết định chất lƣợng dạy và học của giáo viên và học sinh cũng nhƣ nó có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đối với trung tâm thì vai trị của ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng: Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt trung tâm quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba mơi trƣờng giáo dục gia đình, trung tâm và xã hội.

Qua thực tiễn khảo sát thực trạng, chúng tơi thấy khơng ít GVCN không làm tốt công tác GDĐĐ cho HS vì bản thân có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm cơng tác. Vì vậy việc nâng cao vai trị của GVCN lớp trong công tác GDĐĐ cho HS là vơ cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trung tâm GDTX Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp.

Giúp CBQL, giáo viên nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của vai trị GVCN lớp trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, cũng nhƣ việc nâng cao chất lƣợng dạy và học của trung tâm. Từ đó đề ra kế hoạch

quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đƣợc hợp lý và khoa học hơn.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp.

Giám đốc trung tâm lựa chọn và bồi dƣỡng đội ngũ GVCN, giúp họ nhận thấy đƣợc vai trị quan trọng của mình đối với sự phát triển nhân cách của học sinh cũng nhƣ chất lƣợng đạo tạo của trung tâm. “Khơng có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương. Cịn giữa mn vàng tấm gương, khơng có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc bền chặt bằng tấm gương của bố mẹ và thầy cô” (Nivicốp).

3.2.4.3 Các bước tiến hành biện pháp.

* Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở GD-ĐT, kế hoạch năm học của trung tâm, giám đốc trung tâm tiến hành xây dựng kế hoạch cơng tác chủ nhiệm cho cả năm học. Trong đó nêu rõ mục đích, u cầu của cơng tác chủ nhiệm, đồng thời cũng xây dựng kế hoạch cụ thể, hƣớng dẫn GVCN thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của lớp theo từng tháng, theo hàng tuần trong sổ chủ nhiệm.

Tiến hành lấy ý kiến góp ý của các bộ phận, của tổ, nhóm bộ mơn, của giáo viên ngay từ đầu năm học cho kế hoạch công tác chủ nhiệm. Triển khai, hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch đến từng giáo viên trong hội đồng sƣ phạm.

Hàng tháng, GĐ trung tâm tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện sai lệch trong công tác chủ nhiệm của giáo viên, hƣớng dẫn giáo viên chủ nhiệm nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong trung tâm; về qui định khen thƣởng và kỷ luật học sinh; về nội qui và cách xếp loại 2 mặt giáo dục và rèn luyện của học sinh.

Giám đốc trung tâm sát cánh cùng với giáo viên chủ nhiệm, thƣờng xuyên hỗ trợ giáo vên chủ nhiệm nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện công tác một cách hiệu quả, tối ƣu nhất, có tính thuyết phục nhất dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng.

Có kế hoạch thăm lớp, dự giờ sinh hoạt của GVCN qua đó nắm bắt đƣợc tình hình của lớp cũng nhƣ hiểu đƣợc những khó khăn, gút mắc mà GVCN đang có, đặc biệt là những GVCN trẻ, mới ra trƣờng, từ đó hỗ trợ GVCN những kinh nghiệm khi giải quyết những khó khăn, những tình huống xử lý sƣ phạm phức tạp.

Kinh nghiệm trong công tác quản lý: Nếu ta thực hiện tốt bƣớc xây dựng và tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch thì GVCN sẽ có nhiều thuận lợi trong cơng tác chủ nhiệm của mình, đồng thời việc ổn định cơ cấu tổ chức lớp sẽ nhanh chóng đi vào quĩ đạo, giúp công tác quản lý của GĐ đƣợc thuận lợi hơn.

* Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc GDĐĐ và hình thành nhân cách cho học sinh, là ngƣời thay thế giám đốc trung tâm quản lý toàn diện tập thể học sinh của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc trung tâm và hội đồng sƣ phạm trung tâm về chất lƣợng giáo dục tồn diện của học sinh lớp mình phụ trách. Do đó, GVCN phải là ngƣời có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sƣ phạm nhƣ: kỹ năng tiếp cận đối tƣợng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sƣ phạm để có dự đốn đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh,…

Vì lẽ đó, nên khi tiến hành bố trí GVCN lớp, GĐ trung tâm thƣờng phải đắn đo lựa chọn giáo viên. Chọn những giáo viên có năng lực chuyên mơn vững, nghiệp vụ sƣ phạm tốt, có kinh nghiệm, tận tâm trong cơng tác giáo dục học sinh để chủ nhiệm các lớp cuối cấp (lớp 12) và các lớp đầu cấp (lớp 10).

Có kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ GVCN trẻ mới về nhận cơng tác tại trung tâm, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp: Phân công giáo viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm kèm cặp, giúp đỡ; giao về tổ, nhóm bộ mơn hỗ trợ; bố trí xen kẽ

giữa GVCN giỏi với giáo viên trẻ, mới về trung tâm để tạo điều kiện cho giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm,…

Tổ chức chuyên đề về kỹ năng cơng tác chủ nhiệm, qua đó giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi nhau về kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, biện pháp xử lý hiệu quả những học sinh cá biệt, cách ứng xử đối với những phụ huynh “cá biệt” và cách xử lý những tình huống sƣ phạm thƣờng gặp đối với đối tƣợng học sinh ngỗ ngƣợc mà thầy cô giáo thƣờng gặp khi đứng lớp,…

Kinh nghiệm trong nhiều năm qua đối với học sinh GDTX, khi bố trí những GVCN nghiêm khắc, chịu đeo bám theo sát các hoạt động của lớp chủ nhiệm thì khơng những nề nếp chun cần, nề nếp kỷ luật của học sinh đƣợc tiến bộ tốt mà còn nâng cao đƣợc ý thức học tập của học sinh, từ đó chất lƣợng dạy và học của học sinh trong lớp cũng đƣợc nâng cao.

* Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong trung tâm:

Để nâng cao chất lƣợng dạy và học của học sinh lớp chủ nhiệm, để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục tồn diện cho học sinh, GVCN phải có sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài trung tâm trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh của lớp mình phụ trách.

+ Với giáo viên bộ mơn:

Sự phối hợp giữa GVCN và GVBM là việc thƣờng xuyên mà bất kỳ GVCN nào cũng phải làm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Làm tốt công việc này tức là mục tiêu giáo dục thái độ, ý thức học tập cho học sinh cũng đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. GVBM là ngƣời nắm bắt một cách chính xác nhất học lực của từng học sinh ở bộ mơn của mình. Vì vậy, để quản lý tốt đƣợc lớp chủ nhiệm, đồng thời để hiểu thêm về học sinh của lớp chủ nhiệm, GVCN không chỉ dựa vào điểm số của GVBM mà có thể phối hợp với GVBM trong việc:

xử lý vi phạm của học sinh, về nội qui, nề nếp, tác phong, thái độ học tập, …). - Theo dõi thƣờng xuyên ý thức rèn luyện và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chung đối với từng mơn học.

- Phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập.

- Trao đổi với GVBM về đặc điểm tình hình của lớp (học sinh khó khăn, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có gia đình khơng hạnh phúc, học sinh cá biệt, …)

- Nắm bắt đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của học sinh đối với bộ mơn..

+ Với tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Để giáo dục học sinh của lớp cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. GVCN giúp đỡ chi đoàn của lớp xây dựng kế hoạch, cố vấn cho học sinh tổ chức các hoạt động giáo dục. Ví dụ: hoạt động ngồi giờ lên lớp với chủ đề: “Tri ân thầy cô nhân ngày 20/11” ; “Đêm

hội văn hóa kỷ niệm ngày truyền thống sinh viên học sinh 09/01”, “Ngày hội: Thanh niên với nghề nghiệp”, …

Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm giúp đỡ hoạt động của chi đoàn lớp, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh có tính độc lập và tự quản trong các hoạt động phong trào của đoàn. Kinh nghiệm cho thấy GVCN nào quan tâm đến cơng tác của chi đồn lớp, thƣờng xuyên kết hợp với Ban Chấp hành Đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục đối với mọi thành viên trong lớp đƣợc nhân lên gấp bội.

+ Với Ban Giám đốc trung tâm

Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời thừa lệnh Giám đốc – Ban Giám đốc, thay mặt trung tâm để tổ chức quản lý, giáo dục học sinh một lớp. Để GDĐĐ cho học sinh lớp mình phụ trách, GVCN phải dựa vào kế hoạch giáo dục chung của trung tâm, đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp để giáo dục học sinh lớp mình.

+ Phối hợp với các lực lượng khác

vệ, Thƣ viện, Giáo vụ - Tuyển sinh, Văn thƣ, Y tế,… để GDĐĐ cho học sinh. Đặc biệt là sự phối hợp với lực lƣợng Giám thị trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh là việc làm cần thiết của GVCN. Qua giám thị, GVCN có thể nắm bắt đƣợc tình hình chun cần của lớp, ý thức chấp hành nội qui trƣờng lớp của học sinh lớp mình phụ trách.

Trong nhiều trƣờng hợp, GVCN sẽ hiểu học sinh mình thơng qua lực lƣợng này một cách khách quan. GVCN cần đề xuất yêu cầu và đề nghị họ, cùng thống nhất biện pháp tác động sƣ phạm đối với học sinh khi cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, sự quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh trên tinh thần trách nhiệm chung của các lực lƣợng này cũng hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh nói riêng và giáo dục tồn diện cho học sinh nói chung đạt hiệu quản tốt.

+ Phối hợp với Cha mẹ học sinh (CMHS)

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa trung tâm với gia đình học sinh, gia đình là mơi trƣờng giáo dục, lực lƣợng giáo dục đầu tiên, ảnh hƣởng đến các em, trƣớc hết là ảnh hƣởng của cha mẹ một cách sâu sắc đối với các em. Vì vậy, giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, giáo dục gia đình vốn có những đặc trƣng riêng của nó nên vất đề đặt ra là trung tâm phải liên kết với gia đình nhƣ thế nào để đảm bảo tình thống nhất vẹn tồn của q trình giáo dục, thì giáo dục gia đình mới phát huy đƣợc ảnh hƣởng cùng trung tâm giáo dục học sinh có hiệu quả. Chính GVCN lớp là ngƣời thay mặt trung tâm thực hiện sự liên kết này.

Trƣớc hết GVCN phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trƣơng, kế hoạch hoạt động GDĐĐ của trung tâm và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp. Trên cơ sở đó, GVCN thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục. GVCN cũng có thể đề nghị gia đình tạo điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục chung của trung tâm. Sự phối hợp tốt giữa GVCN và CMHS sẽ là động lực thúc đẩy kết quả GDĐĐ cũng nhƣ kết quả dạy và học của lớp đƣợc nâng cao.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Có sự quan tâm của BGĐ trung tâm, đứng đầu là Giám đốc trung tâm.

- Có kinh phí hoạt động và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ GVCN, giúp họ toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

- Hiểu đƣợc đối tƣợng học sinh GDTX, thƣơng yêu, gần gũi và tôn trọng học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)