- TBDH của nhà trường phần lớn có được do cấp phát từ cấp trên, nhà trường chưa được tự chủ để trang bị TBDH riêng cho mình, nên vẫn còn nhiều lệ thuộc từ cấp chỉ đạo, chế độ xin cho vẫn còn; việc cấp phát đôi lúc chưa đồng bộ, chất lượng thấp;
- Cơ sở vật chất tối thiểu hay nói đúng hơn là các phòng, tủ đựng, kệ để TBDH theo từng mơn học chưa có, cịn tận dụng tạm thời phịng học, xuống cấp nên khó khăn trong cơng tác bảo quản;
- Sự quan tâm, chỉ đạo của một số cán bộ quản lý trường học còn thờ ơ trong việc tham mưu và tự trang bị một số TBDH cần thiết để phục vụ cho việc dạy và học tối thiểu tại đơn vị, chưa xem đây là yếu tố cơ bản trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng với nội dung chương trình mới, nhất là việc dạy học tích hợp hiện nay mà Bộ GDĐT đang hướng đến. Chưa có kế hoạch cụ thể để mua sắm, trang bị TBDH, thiếu quy trình kiểm tra quản lý việc sử dụng TBDH của GV...;
- Thói quen “dạy chay” của giáo viên vẫn cịn nặng, nhất là GV lớn tuổi, ngại thay đổi, trình độ cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế; chưa hướng dẫn cho GV cách sử dụng những loại TBDH mới cũng như nghiệp vụ bảo quản TBDH trước, trong và sau khi sử dụng. Việc sử dụng TBDH ở một số GV chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung, vẫn cịn tư tưởng là của cơng; cơng tác tổ chức thi TBDH tự làm, thi sử dụng TBDH có hiệu quả chỉ mang tính lấy lệ, thiếu kinh phí khen thưởng, động viên...nên chưa động viên được cho GV tinh thần này.
- Cán bộ quản lý thiết bị còn thiếu, đa số là GV kiêm nhiệm chưa có nghiệp vụ về quản lý TBDH;
- Kĩ năng sử dụng TBDH của HS chưa thành thạo, còn nhiều lúng túng...;
- Các quy trình thực hiện cơng tác thanh lý TBDH còn lúng túng, qua nhiều cấp dẫn đến TBDH hư hỏng khơng được thanh lý, khơng có nơi để...
- Cơng tác xã hội hóa để trang bị TBDH cịn nhiều bất cập, cơng tác xã hội hóa chỉ được thực hiện tốt ở một số trường trung tâm, trọng điểm, tư tưởng giáo dục của một số phụ huynh cịn phó thác cho nhà trường;
Tiểu kết chƣơng 1
Xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ về các nội dung có liên quan đến đề tài là bước cơ bản nhằm logic hóa nội dung đề tài, giúp tác giả có cơ sở vững chắc khi tìm hiểu thực trạng.
Thiết bị dạy học là thành tố cơ bản của q trình dạy học, có vai trị quan trọng trong việc thể hiện nội dung, phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học. TBDH vừa là công cụ lao động sư phạm của giáo viên vừa là phương tiện giúp HS tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo dục.
Chính vì vậy, việc nắm vững những lý luận về TBDH và sử dụng TBDH là một yêu cầu không thể thiếu giúp CBQL nhà trường, viên chức quản lý thiết bị và các đối tượng trực tiếp sử dụng TBDH hiểu được vai trò quan trọng của TBDH, những yêu cầu cần thiết khi sử dụng TBDH, từ đó đưa ra những phương hướng sử dụng TBDH thật sự hiệu quả, hỗ trợ cho hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC TÍCH HỢP