Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 71 - 76)

2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý TBD Hở các trƣờng THCS

2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.6.2.1. Tồn tại

- Quản lý mua sắm: Kinh phí mua sắm cho việc trang bị TBDH học

nói riêng và xây dựng CSVC trường học nói chung cho dù tăng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng với nhu cầu thực tế trong giai đoạn hiện nay. Việc mua sắm chỉ quan tâm đến xây dựng các phòng học, đến khung cảnh sư phạm, còn các phòng chức năng, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, kho chứa thiết bị chưa được quan tâm đúng mức.

+ Một số TBDH của giáo viên tự làm đơi lúc có hiệu quả cao, đầu tư kinh phí ít nhưng để nhân điển hình rộng rãi lại khơng làm được do đặc thù cơ chế trong công tác quản lý.

+ Việc mua sắm, trang bị TBDH chưa đồng bộ cho từng trường học, từng bộ môn chỉ dừng lại ở gốc độ mua sắm bổ sung. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.

+ Nhiều trường còn thiếu phòng sử dụng TBDH, đồ dùng hỗ trợ cất giữ, bảo quản TBDH. Phòng sử dụng đặt thù cho từng bộ mơn khơng có, nên TBDH cũng cất khơng sử dụng mặc dù được trang bị.

+ Công tác kiểm tra việc mua sắm, trang bị TBDH chưa thường xuyên, và thậm chí thiếu chun mơn trong việc kiểm tra xác định chất lượng TBDH có đảm bảo chất lượng hay khơng?

- Quản lý sử dụng: Một bộ phận CBQL và giáo viên còn xem nhẹ vai trò,

tác dụng của TBDH trong công tác giảng dạy nên chưa được quan tâm trang bị đúng mức. Đội ngũ giáo viên cịn ngại khó khi sử dụng TBDH, phương pháp và kỹ năng sử dụng TBDH còn lúng túng nên hiệu quả chưa cao.

+ Nhận thức của một bộ phận GV về tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH cịn thấp, xem đó là nhiệm vụ của CBQL và chưa hợp tác với CBQL để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TBDH; thời gian để cho GV chuẩn bị TBDH trước khi lên lớp chưa nhiều, nên hiệu quả sử dụng TBDH chưa đáp

ứng được yêu cầu nội dung bài dạy; phương pháp của giờ lên lớp; TBDH một số môn cồng kềnh khi triển khai sử dụng gây khó khăn cho GV; việc chỉ đạo cơng tác tự làm TBDH cịn hạn chế, tần suất thực hiện ở mức trên trung bình.

+ Tần suất sử dụng TBDH ở một số môn học chưa cao, chỉ tập trung vào các tiết thao giảng, chuyên đề, dự giờ khi được kiểm tra, những tiết học bình thường chưa được sử dụng nếu có cũng chỉ đối phó, GV ngại thay đổi phương pháp dạy học.

+ Hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc sử dụng TBDH của CBQL chưa sâu sát, chưa toàn diện, chưa phát hiện ra những yếu kém cần cải thiện trong quá trình sử dụng và quản lý việc sử dụng TBDH.

+ Chế độ khen thưởng, phong trào thi đua nhằm khuyến khích GV cải tiến sử dụng hiệu quả TBDH chưa được thực hiện tốt, chưa tạo được động lực thúc đẩy trong tập thể GV.

+ Các chức năng quản lý sử dụng TBDH như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện tốt; chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường thực hiện hướng dẫn kĩ năng sử dụng TBDH.

- Quản lý bảo quản: TBDH là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình

dạy học; tuy nhiên, việc quản lý bảo quản TBDH một cách hữu hiệu thì các đơn vị trường học hiện nay phần lớn chưa làm tốt. Vì:

+ Một số trường thiếu hụt nhân lực của bộ phận quản lý của TBDH, chỉ do một giáo viên kiêm nhiệm phụ trách và chưa có chun mơn, nghiệp vụ về TBDH nên việc lập hồ sơ, phân loại và kế hoạch cho mượn của cán bộ phụ trách TBDH còn lúng túng chưa thực hiện tốt; GV sử dụng TBDH chưa thuần thục, chưa đúng quy định cũng gây hư hỏng một phần.

+ Một số loại TBDH hay bị hư hỏng do tần suất sử dụng nhiều, chưa được sửa chữa, thay mới kịp thời gây cản trở cho việc sử dụng.

2.6.2.2. Nguyên nhân

và ở một số bộ mơn, tuy đã được trang bị nhưng TBDH vẫn cịn hạn chế về chất lượng và điều kiện cất giữ, bảo quản, gây khó khăn trong q trình sử dụng lẫn quản lý sử dụng. Việc tham mưu cho cấp trên bổ sung kinh phí xây dựng các phịng học bộ mơn đặc trưng, phịng thí nghiệm, phịng thực hành cịn gặp nhiều khó khăn; việc triển khai sử dụng TBDH chưa hiệu quả do nguồn kinh phí mua sắm cho TBDH cịn hạn chế; cơng tác xã hội hóa cịn gặp nhiều khó khăn.

- Sự thiếu hụt nguồn nhân lực để làm cơng tác TBDH có chun mơn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, dẫn đến hạn chế thời gian GV vừa làm công tác kiêm nhiệm, vừa làm công tác chun mơn nên khó có thể quản lý tốt cơng tác TBDH của nhà trường được tốt. Cán bộ quản lý sử dụng TBDH phần lớn đều chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về quản lý TBDH, việc lập kế hoạch quản lý sử dụng TBDH chỉ làm theo kinh nghiệm và học tập từ những đơn vị khác. Cho nên, công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và lập kế hoạch còn yếu kém.

- Việc triển khai tập huấn cho GV sử dụng các loại TBDH hiện đại chưa thường xuyên, liên tục.

- Công tác kiểm tra chỉ tập trung vào các nội dung chính, việc thực hiện quy chế, hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, việc kiểm tra thanh tra hoạt động sử dụng TBDH chưa được chú trọng ở các cấp.

- GV mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị TBDH trước khi lên lớp, vì thiếu tủ, kệ, kho cất giữ TBDH hoặc TBDH không được phân theo loại; phịng thực hành bộ mơn cịn sử dụng chung với nhiều bộ môn khác nhau...

- Công tác quản lý sử dụng TBDH chưa được phát triển mạnh trong các nội dung quản lý trường học, GV chưa được tiếp cận nhiều với công tác quản lý này, cho nên nhận thức về sự cần thiết về quản lý sử dụng TBDH còn hạnh chế.

- TBDH không chất lượng dẫn đến nhanh hư hỏng và nhiều, không được sửa chữa kịp thời dẫn đến tồn đọng khơng có kho để cất giữ.

- Phần lớn GV có nhận thức tốt về cần thiết sử dụng TBDH, tuy nhiên nhận thức cịn chưa sâu, chuyển hóa thành hành động cịn chậm, tâm lý ngại sử dụng còn khá phổ biến nhất là đối với GV lớn tuổi khi sử dụng TBDH hiện đại, cồng kềnh, khó di chuyển...

- Cơng tác khen thưởng, tổ chức các phong trào thi đua, nhằm động viên khuyến khích GV sử dụng TBDH có hiệu quả chưa được quan tâm, chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở sáu trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cho thấy việc trang bị TBDH của các trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, việc huy động các nguồn lực để trang bị TBDH đã được chú trọng, số lượng cơ bản đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo, tuy nhiên đến nay số lượng còn thiếu và thiếu tính đồng bộ. Thiết bị hiện đại được trang bị trong các nhà trường, chủ yếu là các trường nằm ở khu vực trung tâm thành phố nhưng số lượng cịn hạn chế. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học tích hợp cho tất cả đội ngũ giáo viên trong các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Việc huy động nguồn lực xã hội ở các trường, diễn ra chưa đồng đều, còn chênh nhau rất nhiều và cũng cịn nhiều bất cập khó khăn. Q trình nhận thức về đầu tư giáo dục cho con em mình ở một bộ phận phụ huynh chưa cao, còn tư tưởng ỉ lại và phó thác cho nhà trường nên cơng tác huy động XHH giáo dục ở một số địa phương chưa được.

Qua nghiên cứu lý luận, và tìm hiểu thực tiễn quản lý thiết bị dạy học của 6 trường THCS ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa đáp ứng u cầu dạy học tích hợp. Tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng dạy yêu cầu học tích hợp ở các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG,

TỈNH KHÁNH HÒA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC TÍCH HỢP

Trên cơ sở lý luận chung đã được trình bày ở chương 1, thực trạng quản lý thiết bị dạy học các trường trung học sở trên địa bàn thành phố Nha Trang, đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp và thực trạng việc quản lý thiết bị dạy học của các trường THCS thành phố Nha Trang đã trình bày ở Chương 2, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)