Đặc điểm giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 39 - 47)

2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục thành phố

2.1.4. Đặc điểm giáo dục

Với những bước đột phá trong công tác quản lý và đào tạo, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang đã đạt nhiều thành tựu trong những năm qua; là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua khối các phòng GDĐT. Ngành đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

So với các địa phương khác của tỉnh Khánh Hòa, hệ thống giáo dục của thành phố Nha Trang có quy mơ lớn nhất tỉnh. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng đều khắp các xã, phường (tồn thành phố có 26 trường trung học cơ sở) đáp ứng đủ cho trẻ đi học ở các trường công lập.

Trong những năm gần đây, với chiều hướng phát triển của nền kinh tế thì cơng tác giáo dục và đào tạo của thành phố Nha Trang cũng đặt ra nhiều mục tiêu để giáo dục HS phát triển toàn diện, trên mọi lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu thiết yếu cho xã hội. Trong đó, đã tập trung vào sự đổi mới căn bản toàn diện, phát triển cơ sở vật chất, nâng cao tầm quản lý trong công tác giáo dục đảm bảo cho mục tiêu đào tạo chung của đất nước. Với ý nghĩa đó, ngành đã chú trọng đến các phương pháp dạy học hiện đại được ứng dụng, đa dạng các hình thức giảng dạy, tạo điều kiện phát huy sự chủ động của HS và vai trò hướng dẫn của GV. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố thường xuyên tổ chức các hội thi đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức cho HS tham gia, đề cao tinh thần học tập song song với việc giải trí, vui chơi lành mạnh. Bên cạnh đó, để hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức cho HS ngoài sự giáo dục và dạy dỗ, ngành đã đầu tư phát triển xây dựng CSVC, trang bị TBDH như: phòng truyền thống, phịng sinh hoạt đồn và đội, phịng học được trang bị bên trong theo đúng quy cách, phịng bộ mơn với các điều kiện riêng biệt cho đặc trưng của từng mơn

học, phịng TBDH, phịng thư viện với đầy đủ sách báo tài liệu tham khảo cho HS tự học, tiến đến sẽ xây dựng mơ hình thư viện điện tử ở một số đơn vị để tăng cường sự hỗ trợ học tập cho HS trong thời đại 4.0.

Công tác tuyển sinh đầu năm luôn được chú trọng nhằm đảm bảo huy động tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường để nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn công tác phổ cập giáo dục; công tác kiểm tra, thi cử thực hiện nghiêm túc, công khai. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém luôn được quan tâm hàng đầu, nhiều năm liền thành phố Nha Trang là đơn vị dẫn đầu về tỉ lệ đạt HS giỏi của tỉnh; công tác nghiên cứu khoa học và tạo cho HS sân chơi lành mạnh về cuộc thi “Nghiên cứu khoa học” được ngành đầu tư mạnh và năm học 2017-2018 thành phố Nha Trang có một sản phẩm đạt giải Nhất quốc gia, năm học 2018-2019 có một sản phẩm đạt giải tư quốc gia giành cho học sinh khối THCS.

2.1.4.1. Mạng lưới trường Trung học cơ sở

Tính đến năm 2018, thành phố Nha Trang có 26 trường trung học cơ sở, trong đó có 16/26 trường THCS đạt chuẩn quốc gia và 11/26 trường THCS được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với những kết quả đạt được như trên đã chứng minh cho sự nỗ lực, phấn đấu của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Nha Trang trong việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục góp phần vào việc đào tạo nên những con người xứng tầm cho sự phát triển chung của đất nước.

Bảng 2.1. Quy mô trường – lớp – học sinh bậc trung học cơ sở giai đoạn 2014-2018

Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

Số trƣờng 24 25 25 25 25

Số lớp 617 624 633 641 638

Số học sinh 20.600 21.815 21.904 22.538 23.743

Trong năm năm qua, số lượng trường không tăng nhưng số lớp có tăng vì nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển học sinh, Phòng GDĐT đã đầu tư phát triển lớp học và đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường THCS trên địa bàn thành phố.

Quá trình tăng lớp và HS là do sự tăng dân số cơ học và phần lớn do các địa phương khác chuyển đến làm ăn và sinh sống. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục cấp trung học cơ sở đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục cho địa phương.

2.1.4.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Quy mô chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được củng cố, theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo và trên chuẩn. Đến nay 100% GV và cán bộ quản lý đều đạt chuẩn về chuyên môn đào tạo, trong đó có 86,6% trên chuẩn; 100% hiệu trưởng được bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị.

Hàng năm, Phịng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ban ngành và cơ quan chuyên môn để tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy, kĩ năng mềm, bồi dưỡng thường xuyên... cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cuộc thi mang tính giải trí... để cho giáo viên tồn ngành giao lưu, học tập, thư giãn.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của ngành. Hiện nay, do yêu cầu tinh giảm biên chế ngành vẫn đang tiếp tục có nhiều giải pháp để ghép trường nhưng vẫn đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để phục vụ cho công tác dạy và học.

Bảng 2.2. Cán bộ quản lý - giáo viên - nhân viên bậc trung học cơ sở giai đoạn 2014-2018 Năm học 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 CBQL 54 56 56 56 56 Giáo viên 1.127 1.155 1.160 1.158 1.189 Nhân viên 222 226 241 247 251

Nguồn: Tài liệu thống kê của Phòng GDĐT thành phố Nha Trang)

* Đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.3. Thống kê cán bộ quản lý của các trường THCS thành phố Nha Trang tại thời điểm năm học 2017-2018

Đơn vị TS Nữ Trình độ quản lý Trình độ Chun mơn Thâm niên quản lí Độ tuổi CC QL GD CC QL CS VC ĐH CĐ Trên 5 năm Dưới 5 năm Dưới 30 30-40 41-50 Trên 50 25 trường 56 22 56 25 56 0 31 25 01 12 24 19

(Nguồn: Tài liệu thống kê tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng GDĐT thành phố Nha Trang)

CBQL ở các trường trung học cơ sở của thành phố Nha Trang, đều là những người trưởng thành từ những giáo viên cốt cán có trình độ chun mơn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, phần lớn là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và tỉnh và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Trình độ chun mơn đều là Đại học và trên đại học, tất cả đều có bằng Đại học quản lý giáo dục hoặc chứng chỉ quản lý giáo dục theo quy định.

* Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4. Thống kê giáo viên của các trường THCS thành phố Nha Trang tại thời điểm năm học 2017-2018

Đơn vị Tổng số GV Trình độ đào tạo chuyên môn Đánh giá xếp loại theo chuẩn NN Trên ĐH ĐH Xuất sắc Khá TB 25 trường 1.189 9 989 191 618 565 6

Nguồn: Tài liệu thống kê tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng GDĐT thành phố Nha Trang)

Qua kết quả thống kê cho thấy 100% đội ngũ giáo viên các trường THCS của thành phố Nha Trang đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có tới 83,9% đạt trình độ trên chuẩn đào tạo. Khảo sát xếp loại năng lực trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy có tới 51,98% giáo viên đạt xuất sắc, 47,51% đạt Khá, tỉ lệ xếp loại trung bình chỉ chiếm 0,51%. Điều đó khẳng định đội ngũ giáo viên của năm trường THCS khảo sát của thành phố Nha Trang chuẩn cả về đào tạo và chuẩn cả về chuyên môn, tay nghề và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số mặt hạn chế sau:

Tỷ lệ giáo viên xếp loại tay nghề trung bình vẫn cịn 06 người chiếm tỷ lệ 0,51% do đó phải tiếp tục bồi dưỡng về trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm.

Một số giáo viên cao tuổi có tâm lý ngại tiếp cận và sử dụng TBDH hiện đại, cịn bị ảnh hưởng bởi những thói quen cố hữu là dạy chay, đọc chép.

Đội ngũ giáo viên trẻ tuy nhiệt tình nhưng kinh nghiệm cịn thiếu, chưa nhận thức hết vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong quá trình giảng dạy dẫn tới việc sử dụng thiếu hiệu quả, khơng phát huy được hết các tính năng của TBDH và công tác huy động các nguồn lực mua sắm cho TBDH còn

thiếu khoa học, nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, nhất là vận dụng để dạy học tích hợp trong giai đoạn hiện nay, thì đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao nhận thức hiệu quả sử dụng TBDH và công tác huy động các nguồn lực mua sắm cho cơ sở vật chất. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi về chuyên môn, chắc về tay nghề nhằm tạo nguồn lực vững chắc cho sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

2.1.4.3. Học sinh

Bảng 2.5. Thống kê chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh các trường THCS thành phố Nha Trang giai đoạn 2014- 2018

Năm học TSHS Học lực Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % 2013-2014 20.600 6.259 30,4 7.001 34,0 6.103 29,6 1.192 5,8 45 0,2 2014-2015 21.815 7.399 33,9 7.384 33,8 5.931 27,2 1.051 4,8 50 0,2 2015-2016 21.904 8.267 37,7 7.284 33,3 5.372 24,5 951 4,3 30 0,1 2016-2017 22.538 8.422 37,4 7.421 32,9 5.701 25,3 938 4,2 56 0,2 2017-2018 23.743 8.960 37,7 7.961 33,5 5.792 24,4 973 4,1 57 0,2 Cộng 110.600 39.307 35,5 37.051 33,5 28.899 26,1 5.105 4,6 238 0,2 Năm học TSHS Hạnh kiểm Tốt % Khá % TB % Yếu % 2013-2014 20.600 15.142 73,5 4.767 23,1 674 3,3 17 0,08 2014-2015 21.815 16.835 77,2 4.481 20,5 486 2,2 13 0,06 2015-2016 21.904 17.522 80,0 3.905 17,8 464 2,1 13 0,06 2016-2017 22.538 18.101 80,3 3.912 17,4 510 2,3 15 0,07 2017-2018 23.743 19.526 82,2 3.797 16,0 411 1,7 9 0,04 Cộng 110.600 87.126 78,8 20.862 18,9 2.545 2,3 67 0,06

Nguồn: Tài liệu thống kê tổng kết năm học từ 2013-2014 đến năm học 2017-2018 của Phòng GDĐT thành phố Nha Trang)

Trong năm năm qua (2014-2018), chất lượng giáo dục toàn diện cấp trung học cơ sở thành phố Nha Trang có nhiều sự phát triển, được thể hiện cụ thể qua các mặt chất lượng như sau:

Tỉ lệ học sinh được đánh giá xếp loại học lực khá, giỏi được nâng lên hàng năm, cụ thể năm 2014 xếp loại giỏi là 64,4% và đến năm 2018 là 71,2% tăng 6,8%. Chất lượng giáo dục về hạnh kiểm cũng được nâng cao, năm 2014 là 73,5% xếp loại hạnh kiểm tốt, đến năm 2018 là 82,2% tăng trên 8,7% tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém về học lực vẫn còn 4,8 % và tỉ lệ này vẫn cịn khá cao so với bình quân của tỉnh, điều đó yêu cầu các trường trung học cơ sở phải có các biện pháp giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt tốt hơn nữa.

Bảng 2.6. Bảng thống kê về số lượng học sinh thi Học sinh giỏi được công nhận học sinh giỏi cấp thành phố giai đoạn 2014-2018

Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Cộng Nh N B K Nh N B K Nh N B K Nh N B K Nh N B K 2 14 29 60 4 14 15 46 13 24 69 172 15 32 91 172 11 34 57 146 1.020

Nguồn: Tài liệu thống kê cơng tác thi đua của Phịng GDĐT thành phố Nha Trang từ 2013-2014 đến năm học 2017-2018)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thống kê HS giỏi cấp thành phố từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018

Bảng 2.7. Bảng thống kê về số lượng học sinh thi Học sinh giỏi được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2014-2018

Giải Năm học Nhất Nhì Ba Khuyến khích Cộng 2013-2014 03 10 24 37 74 2014-2015 05 22 26 25 78 2015-2016 06 26 35 29 96 2016-2017 04 05 11 10 30 2017-2018 04 19 26 39 88 Tổng cộng 22 82 122 140 366

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thống kê HS giỏi cấp tỉnh từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018

Năm năm qua, từ 2014 đến 2018 chất lượng học sinh giỏi của các trường THCS thành phố Nha Trang được nâng cao đáng kể. Nha Trang luôn là địa phương dẫn đầu về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh của tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, trong những năm qua khi tổ chức thi học sinh giỏi các cấp từ cấp trường đến cấp tỉnh, học sinh đều trải qua hai phần thi lý thuyết và thực hành (các mơn Vật Lý, Hóa học và Sinh học).Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Nha Trang đã đầu tư khá nhiều TBDH để phục vụ cho tốt cho

công tác dạy học và bồi dưỡng HS giỏi. Tuy nhiên, để có thêm nhiều thành tích cao hơn nữa thì yêu cầu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có kế hoạch, có biện pháp cụ thể trong cơng tác quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt là phải sử dụng và khai thác tối đa TBDH hiện đại trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)