Thực trạng quản lý TBDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 61 - 68)

2.4. Thực trạng quản lý TBD Hở các trƣờng THCS trên địa bàn

2.4.3. Thực trạng quản lý TBDH

2.4.3.1. Quản lý mua sắm, trang bị TBDH

Đa phần các TBDH của các trường học đều do Phòng GDĐT hoặc Sở GDĐT trang bị cho các trường, các trường khó tự chủ trong việc tự trang bị TBDH.

Trong những năm học gần đây, Phòng GDĐT thành phố Nha Trang chỉ đạo các trường căn cứ trên Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về viên Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở, để tăng cường việc trang bị TBDH bằng các nguồn kinh phí khác nhau để đủ ở mức tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, số kinh phí mua sắm để trang bị TBDH mỗi năm có tăng hơn, nhưng cũng không đủ để đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.

Qua bảng thống kê 2.10 về kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị

dạy học của sáu trường THCS trong 5 năm từ 2014 đến 2018, chỉ đạt 2,8%. Như vậy, so với nhu cầu mua sắm TBDH là quá thấp, nên khó trang bị các TBDH hiện đại để phục vụ cho dạy học như: Phòng chức năng, phịng bộ mơn đạt chuẩn, phịng vi tính...mỗi năm học, hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố đều trích một phần kinh phí chi thường xuyên để mua sắm TBDH. Tuy nhiên, so với nhu cầu đặt ra thì thực sự khó khăn và chủ yếu đều đang trong tình trạng chắp vá, cũng có một số đơn vị trường tranh thủ từ nguồn hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh nên đã trang bị được các TBDH hiện đại, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ là có chứ chưa thật sự đáp ứng được theo nhu cầu thực tế của trường.

Do thiếu nguồn kinh phí mua sắm nên khi trang bị TBDH đa phần là chấp vá, thiếu đồng bộ. Khắc phục được vấn đề này thì sẽ hiệu quả hơn vì sát với nhiệm vụ chun mơn và tránh được tình trạng khi thừa, khi thiếu.

Trong điều kiện hiện nay, ngành giáo dục thành phố cũng khuyến khích các nhà trường đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị dạy học theo hình thức xã hội hóa hoặc phát huy tính chủ động, sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.

Trong những năm học đến, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Nha Trang, cũng như các đơn vị trường THCS trên địa bàn thành phố cần phải có một kế hoạch chiến lược, để tham mưu các cấp đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất nói chung và TBDH nói riêng cho các đơn vị trường THCS nhằm phục vụ cho nhu cầu đổi mới giáo dục, mà trong đó chú trọng đến việc dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường cần có kế hoạch tổ chức cơng tác xã hội hóa hiệu quả để góp phần kinh phí trang bị TBDH.

Tăng cường hơn trong cơng tác kiểm tra việc mua sắm TBDH của các đơn vị trường, tránh vụ lợi trong công tác mua sắm, trang bị TBDH hằng năm; việc kiểm tra hiện nay chưa đi sâu vào chất lượng, tính đồng bộ TBDH, mà chỉ mới dừng lại ở việc kiểm tra số lượng TBDH được trang bị là chính.

- Cơng tác lập kế hoạch: Đa phần lãnh đạo các đơn vị trường học hằng năm đều có kế hoạch mua sắm TBDH cho đơn vị mình, thơng qua kiểm kê, báo cáo của các bộ phận quản lý, thông qua báo cáo nhu cầu cần thiết của GV trực tiếp giảng dạy, thông qua việc giám sát sử dụng TBDH của các bộ phận và của GV. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch và thực tế trang bị không đồng hành, chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch; chưa nói đến có lãnh đạo trường học chỉ trông chờ vào TBDH do cấp trên cấp phát, chưa linh động các nguồn kinh phí khác để tự trang bị cho đơn vị mình; kế hoạch thì sơ sài, mang tính chất đối phó, mượn và sao chép lẫn nhau.

- Tổ chức thực hiện: Có sự phân cơng cho từng bộ phận, các cá nhân phụ trách từng công việc để quản lý mua sắm, trang bị TBDH trong nhà trường. Nhưng việc thực hiện không hiệu quả, còn vướng mắc nhiều trong các khâu thanh lý TBDH, các thủ tục của bộ phận kế toán thường chậm trễ và thiếu minh bạch trong các quy trình mua sắm, trang bị.

- Chỉ đạo thực hiện: Việc trang bị TBDH trong các nhà trường phần lớn đều do chính Hiệu trưởng và Kế toán nhà trường tự mua sắm, trang bị hoặc nhận từ cấp trên, ngồi ra khơng một bộ phận nào biết, từ Phó hiệu trưởng đến tổ trưởng đến GV chỉ biết sử dụng, ngồi ra quy trình mua sắm, nghiệm thu việc mua sắm, trang bị là khơng rõ ràng, thiếu quy trình.

- Cơng tác giám sát: Do việc mua sắm, trang bị thiếu quy trình, khơng rõ ràng nên dẫn đến công tác giám sát chưa chặt chẽ, chỉ là thành lập ban giám sát, kiểm kê số lượng TBDH được mua sắm, cập nhật sổ tài sản nhà trường chứ chưa thật sự đi vào nội dung giám sát cơng tác trang bị có đúng quy chuẩn, chất lượng, giá thành...

Bảng 2.15. Khảo sát việc quản lý lập kế hoạch trang bị TBDH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Mức độ Đối tƣợng SL Tốt Khá Trung bình Cịn yếu SL % SL % SL % SL % CBQL 12 11 91,7 01 8,3 GV 241 187 77,6% 47 19,5 7 2,9 Nhân viên 06 06 100 Cộng 259 204 78,8 48 18,5 7 2,7

Như vậy, ta thấy việc quản lý trang bị TBDH ở các đơn vị trường mới chỉ đạt 78,8% là tốt, cịn lại 21,2% là loại khá, chưa nói đến 2,7% ở mức đạt. Ngồi các yếu tố về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và giám sát việc mua sắm, trang bị TBDH thì cịn rất nhiều yếu tố khác cần phối hợp chặt chẽ với nhau để công tác quản lý mua sắm TBDH ở các đơn vị trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa sẽ được tốt hơn.

2.4.3.2. Quản lý việc bảo quản TBDH

Cơng tác bảo quản TBDH cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất như: các phịng chức năng, phịng bộ mơn, hệ thống tủ, gi, kệ để sáp xếp TBDH khoa học, đúng quy định

Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL và GV, NV về tính cần thiết và mức độ bảo quản TBDH Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng khảo sát Tính cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất tốt Tốt Chưa tốt Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % CBQL 12 4 33,3 8 66,7 0 0,0 3 25,0 8 66,7 1 8,3 GV,NV 248 84 33,9 157 63,3 7 2,8 44 17,7 173 69,8 31 12,5

Qua khảo sát và thống kê ở bảng 2.16 cho thấy đa số CBQL, GV, NV đều nhận thức là cần phải bảo quản TBDH cẩn thận, theo dõi kiểm tra thường xun, bảo đảm ít hư hỏng. Có đến 97,2% CBQL, GV, NV đều cho rằng là cần thiết bảo quản TBDH, về mức độ bảo quản TBDH cũng thực hiện tốt, có đến 87,5%. Tuy nhiên, cũng cịn đến 12,5% cho rằng việc thực hiện công tác bảo quản TBDH hiện nay là chưa tốt, điều này cũng khẳng định công tác quản lý bảo quản TBDH hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa còn một số vấn đề cần khắc phục như:

- Kế hoạch quản lý về bảo quản TBDH của lãnh đạo nhà trường còn sơ sài, chung chung, mang tính chất đối phó là chính, chưa tập trung đi sâu và công tác bảo quản nên một số CBQL,GV, NV nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo quản TBDH chưa được tốt. Kiểm tra trong kế hoạch quản lý TBDH của Hiệu trưởng nhà trường đều có, kể cả kế hoạch bảo quản TBDH. Tuy nhiên không một đơn vị nào tổ chức thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra; công tác kiểm tra của Ban giám hiệu đối với nhân viên TBDH và GV, HS chưa thực hiện thường xun, liên tục, chưa đúng quy trình, cịn mang tính liệt kê số lượng, chưa quan tâm đến TBDH hư hỏng cần được sửa chữa.

- Nhân viên TBDH của các trường thiếu kinh nghiệm trong công tham mưu bảo quản, chỉ dừng lại ở việc lập hồ sơ cho mượn, trả và thiếu quy trình kiểm tra, tu sửa TBDH định kỳ mỗi tháng, quý. Khâu vệ sinh các phòng chức

năng, phịng thí nghiệm thực hành, các dụng cụ thí nghiệm, thực hành...chưa được thường xuyên lau chùi, vệ sinh, bảo quản đúng quy định;

- Các quy định về bảo quản và quy trình thực hiện bảo quản TBDH ở một số trường thực hiện chưa nghiêm, CSVC để bảo quản TBDH chưa đủ đáp ứng, nếu có thì cũng khơng đúng theo quy định của Bộ GDĐT (kho, tủ, kệ đựng TBDH);

- TBDH ở các trường hiện nay là hư, hỏng khá nhiều và công tác kiểm kê, thanh lý tài sản chậm dẫn đến khơng có kho để chứa các loại TBDH hư hỏng này. Việc TBDH hư hỏng nhiều là do chất lượng chưa đạt chuẩn theo yêu cầu; cách sử dụng các TBDH, nhất là đối với TBDH hiện đại của GV, HS chưa đúng quy định.

2.4.3.3. Quản lý việc sử dụng TBDH

Qua khảo sát, phỏng vấn, thống kế thực trạng quản lý sử dụng TBDH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho thấy cịn nhiều bất cập và khó khăn vì hiện nay các trường học đều thiếu TBDH ở tất cả các bộ môn, nhất là TBDH hiện đại, thiếu các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập cho HS; nhân viên TBDH cịn kiêm nhiệm, GV chưa hiểu hết các tính năng của TBDH, đây có thể nói là một vấn đề quan trọng dẫn đến việc sử dụng TBDH không hiệu quả và mau hỏng.

Bảng 2.17. Mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBDH của CBQL, GV, NV các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Mức độ Đối tƣợng khảo sát Tổng số Từ 85% trở lên Từ 60% đến dƣới 85% Từ 40% đến dƣới 60% Từ 0% đến dƣới 40% SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Cán bộ quản lý 12 08 66,66 04 33,34 00 00 00 00 GV, NV 211 116 54,98 89 42,18 06 2,84 00 00

Qua bảng thống kê cho thấy phần lớn CBQL và giáo viên đều hiểu tính năng và tác dụng của TBDH hiện có của các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số lượng không nhỏ GV và CBQL chưa hiểu hết tồn bộ tính năng và tác dụng của TBDH. Có đến 33,34% CBQL và 42,18% GV chỉ hiểu ở mức độ 60% đến dưới 85%, thậm chí có 2,84% GV hiểu từ 40% đến dưới 60%.

Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong việc quản lý sử dụng, làm TBDH cịn thấp, xem đó là nhiệm vụ của CBQL và chưa hợp tác tốt với CBQL để nâng cao hiệu quả QL sử dụng TBDH.

Trên thực tế, các đơn vị trường đều có kế hoạch quản lý sử dụng TBDH cụ thể, tùy vào tình hình của mỗi trường nên cách quản lý sử dụng có khác nhau. Song tất cả đều có chung một số quy định sau:

- Công tác lập kế hoạch: Đầu mỗi năm học Hiệu trưởng nhà trường đều yêu cầu, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý việc sử dụng TBDH của tổ mình để phục vụ cho nhu cầu dạy và học của từng GV (dựa trên kế hoạch của từng GV trong tổ), và được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt thơng qua tồn hội đồng nhà trường. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch này còn sơ sài, hình thức, thậm chí ngay cả nhân viên TBDH của nhà trường cũng lập kế hoạch quản lý sử dụng chưa tốt; công tác kiểm tra của Ban giám hiệu cũng chỉ dừng lại ở mức độ hồ sơ sổ sách thiết lập, dự giờ thăm lớp có sử dụng TBDH hay khơng, cịn vấn đề sử dụng có đạt hiệu quả hay khơng, bảo quản như thế nào đều giao hết cho nhân viên thiết bị và GV. Vì vậy, trong thời gian đến Hiệu trưởng cần quan tâm đầu tiên trong việc quản lý sử dụng TBDH ở các trường là khâu lập kế hoạch sử dụng TBDH ở mỗi GV, nhân viên ở mỗi tổ chuyên mơn của nhà trường. Việc lập kế hoạch có sát với thực tế thì việc quản lý sử dụng TBDH mới đạt hiệu quả và phục vụ tốt cho công tác dạy và học.

bàn thành phố Nha Trang đều phân công một thành viên trong Ban giám hiệu (Phó hiệu trưởng) phụ trách cơng tác TBDH để triển khai đến các tổ trưởng chuyên môn, GV, HS việc sử dụng TBDH trong nhà trường. Tuy nhiên, qua trao đổi thì phần lớn các trường học đều thiều TBDH nên việc triển khai cho GV cũng như HS được sử dụng TBDH trong các giờ học còn hạn chế; việc thiếu nhân viên TBDH được đào tạo theo quy định cũng gây trở ngại khơng kém, vì khảo sát 6 trường THCS thì chỉ có 02 trường có nhân viên TBDH có nghiệp vụ chun mơn, các trường cịn lại là GV kiêm nhiệm. Chính vì vậy, trong những năm học đến, để đáp ứng nhu cầu dạy học tích hợp thì Phịng Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu UBDN thành phố, có kế hoạch tuyển dụng nhân viên TBDH có trình độ chun mơn theo quy định thì mới đảm bảo trong cơng tác quản lý sử TBDH trong các trường THCS có hiệu quả.

- Tổ chức sử dụng TBDH: Qua khảo sát, tìm hiểu thì đa phần TBDH hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang đều thiếu, nhất là TBDH hiện đại; TBDH không đồng bộ ở các bộ môn, nhân viên TBDH chưa có nghiệp vụ… việc sử dụng TBDH không đạt hiệu quả, nếu để tổ chức dạy học tích hợp thì càng khơng thể đáp ứng.

Qua bảng thống kê 2.13. Tần suất sử dụng TBDH của CBQL, GV, HS trong việc tổ chức dạy và học các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa thì tần suất sử dụng TBDH của GV, HS là chưa đạt cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy học tích hợp thì Hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH có hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)