Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 98)

Để thực hiện cơng tác “đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” mà Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 đã được Hội nghị trung ương 8 (Khóa XI) thơng qua. Như vậy, ngành giáo dục cần phải có một cuộc cách mạng cải cách tồn diện trên mọi lĩnh vực. Trong đó, phần khơng kém quan trọng là TBDH, vì TBDH đóng vai trị quan trọng trong qua trình dạy học, nó có thể quyết định đến phương pháp và cách tổ chức dạy học. Đặc biệt quan trọng hơn là dạy học theo hướng tích hợp hiện nay mà Bộ GDĐT đang hướng đến.

Để có thêm cơ sở khẳng định đúng đắn của các biện pháp quản lý TBDH, nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp hiện nay đối với các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm các cán bộ quản lý nhà trường THCS, một số giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH và nhiều phụ huynh học sinh. Kết quả được thống kê như sau:

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý Các biện pháp QL Kết quả thăm dò Tổng số phiếu Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết TS % TS % TS %

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý nghĩa tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH cho cán bộ, GV,NV

251 123 49,0 128 51,0

Tăng cường đầu tư trang bị, cung

ứng TBDH 244 151 61,9 89 36,5 4 1,6

Quản lý sử dụng TBDH có hiệu quả 226 100 44,2 115 50,9 11 4,9 Tăng cường quản lý bảo quản TBDH 230 100 43,5 130 56,5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc

trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH 236 104 44,1 126 53,4 6 2,5 Quản lý ứng dụng công nghệ thơng

tin trong q trình dạy học 231 97 42,0 129 55,8 5 2,2

Từ kết quả thăm dò ở bảng 3.2. cho thấy tỷ lệ người đồng ý, rất đồng ý với đề xuất các biện pháp quản lý TBDH, trong đó đa số trên mức đồng ý (cần thiết và rất cần thiết) đạt trên 95%. Như vậy, ở đối tượng thăm dò này, kết quả cho thấy các đề xuất biện pháp của đề tài là khá cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình dạy học, TBDH là cầu nối giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, hay nói đúng hơn nó là điều kiện để thực hiện nội dung dạy học và phương pháp dạy học khi các TBDH này phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới, chắc chắn sẽ có nhiều phương pháp dạy học cần thay đổi cho phù hợp, một trong các phương pháp hiện nay đang được chú trọng là dạy học tích hợp. Để việc dạy học tích hợp đạt hiệu quả, thì TBDH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, TBDH hiện nay ở các trường THCS còn lạc hậu, không đủ về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng để dạy học chương trình hiện hành chứ chưa nói đến việc dạy học theo chương trình phổ thơng mới, theo hướng tích hợp.

Qua khảo sát các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa về quản lý TBDH cũng có nhiều bất cập khi triển khai dạy học tích hợp như: thiếu phịng học bộ mơn theo quy chuẩn, thiếu phịng thí nghiệm thực hành, TBDH khơng đồng bộ, thiếu TBDH hiện đại; cán bộ quản lý chưa có chun mơn, nghiệp vụ về quản lý TBDH chỉ quản lý trên kinh nghiệm và kế thừa từ người này sang người khác, thiếu nhân viên quản lý TBDH có nghiệp vụ chun mơn; kinh phí hàng năm để trang bị, mua sắm còn hạn chế, việc mua sắm còn chắp vá không đồng bộ; cơng tác xã hội hóa cho giáo dục để trang bị TBDH chỉ tập trung ở các trường nội thành, các trường ven biển, nông thôn chưa huy động được sự đầu tư của xã hội cho giáo dục; các điều kiện để bảo quản, bảo dưỡng TBDH chưa đủ nên TBDH thường nhanh hỏng do thời tiết hoặc mối mọt, cháy nổ; ý thức bảo quản TBDH của một số CBQL, GV, HS chưa cao, sử dụng và bảo quản khơng đúng quy trình dẫn đến TBDH cũng

nhanh hỏng; kĩ năng sử dụng TBDH của GV, HS chưa thành thạo, có trường hợp chưa hiểu hết tính năng của TBDH nên khi sử dụng cũng chưa phát huy hết tác dụng của TBDH, ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của GV; tần suất sử dụng TBDH ở các môn tự nhiên thì nhiều, nhưng khi trang bị lại thiếu và ngược lại thì một số mơn xã hội ít sử dụng TBDH nhưng lại dư thừa.

Việc tự làm TBDH trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay còn chạy theo phong trào nên chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh toàn ngành. Đây cũng là một trong những nhược điểm cơ bản trong công tác quản lý TBDH ở các trường THCS của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá quản lý TBDH các cấp chưa thường xuyên, còn mang tính thống kê có hay khơng có, đạt hay khơng đạt chứ chưa đi sâu vào chuyên đề cụ thể; việc kiểm tra cũng chỉ mới kết hợp với các đợt kiểm tra chuyên môn, kiểm tra tài chính, chưa có một chuyên đề kiểm tra riêng về quản lý TBDH của các trường; công tác quản lý TBDH trong các trường THCS ở thành phố Nha Trang còn xem nhẹ.

Từ thực trạng trên, tác giả đã đề xuất sáu biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng dạy học tích hợp trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để các biện pháp có tính khả thi thì khơng chỉ sự nỗ lực từ các nhà trường mà cịn cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cung cấp TBDH, đề nghị các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính đồng bộ, cũng như tính khoa học xã hội của sản phẩm, sản phẩm dễ sử dụng, không cồng kềnh và gần với thực tế.

Mở thêm chuyên ngành quản lý TBDH trong các trường Cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm.

chuẩn các phòng học bộ mơn theo quy chuẩn, phù hợp với tình hình triển khai chương trình phổ thơng mới.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu UBND tỉnh đầu tư kinh phí để xây dựng một số trường học chất lượng cao ở các khu trung tâm các thành phố, có đầy đủ cơ sở vật chất và trang TBDH hiện đại để làm mũi nhọn trong đào tạo học sinh giỏi các cấp.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức các lớp nghiệp vụ về quản lý cơ sở vật chất và TBDH trong nhà trường cho cán bộ quản lý trong toàn ngành.

2.3. Đối với Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Nha Trang

Căn cứ tình hình cụ thể, thành phố có nghị quyết chun đề về đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy học với tất cả các bậc học, cấp học; tận dụng thời cơ, phát huy nội lực, huy động nhiều nguồn lực thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế hoạch phát triển giáo dục từ nay đến năm 2025. Khảo nghiệm các nguồn lực xã hội trong và ngoài thành phố để có phương án huy động cho hợp lý và vừa sức.

Đầu tư kinh phí để xây dựng các phịng chức năng, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, thực hành theo quy định, TBDH, các phương tiện bảo vệ TBDH cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa nhằm đáp ứng u cầu dạy học tích hợp hiện nay.

Cụ thể hoá chỉ thị, nghị quyết của cấp trên thành chương trình hành động có tính khả thi. Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tham gia xã hội hóa cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang

Tham mưu các cấp, đầu tư kinh phí để trang bị TBDH một cách đồng bộ, hiện đại, xứng tầm với điều kiện kinh tế và xã hội của thành phố phục vụ tốt cho việc dạy học tích hợp hiện nay.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TBDH cho cán bộ quản lý, các lớp nghiệp vụ cho giáo viên và nhân viên thiết bị.

Ban hành quy trình kiểm tra, quản lý, sử dụng TBDH thống nhất chung cho tất cả các trường học.

Tổ chức các cuộc thi tự làm TBDH của GV và HS, nhằm động viên khen thưởng kịp thời và nhân rộng mơ hình TBDH có chất lượng, khả thi.

2.5. Đối với cha mẹ học sinh và nhân dân

Có nhận thức đúng đắn về vai trị giáo dục của nhà trường trong xã hội, khơng ủy thác việc giáo dục con em mình cho nhà trường, cơng tác giáo dục phải có sự tương tác giữa “nhà trường-gia đình-xã hội” có như vậy thì việc giáo dục mới toàn diện.

Tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho giáo dục, trong đó chú trọng đến việc trang bị TBDH phục vụ thiết yếu cho nhu cầu dạy và học của nhà trường.

2.6. Đối với các trường trung học cơ sở

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên và HS trong việc quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả.

Tranh thủ các nguồn kinh phí và làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để trang bị TBDH đủ ở mức tối thiểu, có kế hoạch bổ sung hằng năm nhất là TBDH hiện đại; tăng cường ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy và học.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quản lý và sử dụng TBDH đáp ứng tốt cho yêu cầu dạy học tích hợp hiện nay.

Quan tâm nhiều đến công tác dạy và học, vì bản chất của nhà trường là dạy và học còn các hoạt động khác là bổ trợ để giáo dục một cách tồn diện hơn.

Tóm lại: Nhà trường ln đóng vai trị chủ đạo trong việc quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu cho dạy học tích hợp hiện nay, để làm tốt vai trò này cần áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. Nhà trường xuất phát từ những yêu cầu của mình mà chủ động tham mưu đề xuất với các cấp lãnh đạo, quản lý địa phương các phương án thực hiện lộ trình căn cứ trên thực tiễn của đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lý và

sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Tập bài giảng; Quản lý nhà

trường (sách chuyên khảo giáo dục và quản lý giáo dục dùng cho hệ đào tạo của nhân quản lý).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về phịng học bộ mơn đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày

11/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và

trường THPT có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến. Tài liệu tập huấn.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 4470/BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày

26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình phổ thơng.

10. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020”.

11. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên), Phát triển chương trình giáo dục.

12. Tạ Xuân Chính, Quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

13. Đảng bộ thành phố Nha Trang (2015), Nghị quyết đảng bộ thành phố Nha Trang giai đoạn 2015-2020.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng

11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng, thơng qua Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

15. Tô Xuân Giáp 2001, Phương tiện dạy học.

16. Lê Thanh Giang (2009), Tìm hiểu về thực trạng và đề xuất các giải pháp

quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên trường THPT tỉnh Cà Mau.

17. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục.

18. Nguyễn Vinh Hiển, Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông và

Trung cấp chuyên nghiệp, “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời ký đổi mới”.

19. Trần Đức Hiển (2007), Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay.

20. Đinh Thị Vân Hồng (2011), Quản lý thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Đống Đa, Quận Đống Đa, Hà Nội theo định hướng trường chuẩn quốc gia.

21. Trần Đức Hùng (2012), Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

23. Đào Trọng Quang (7/1997), Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm

tích hợp cơ sở lí luận và một số kinh nghiệm.

24. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Hà Nội.

25. Lê Trọng Sơn (1999), Vận dụng tích hợp giáo dục dân sốqua dạy học

giải phẫu người ở lớp 9 phổ thông THCS.

26. Đặng Phúc Tịnh (2010), Thực trạng và một số biện pháp quản lý thiết

bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

27. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Tập bài giảng.

28. Nguyễn Thị Thanh (2013), Quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung

học phổ thông, huyện An Thi, tỉnh Hưng Yên.

29. Đỗ Ngọc Thống (2017), Đổi mới dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở. 30. Đỗ Hương Trà (chủ biên-2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực

học sinh, quyển 1 khoa học tự nhiên.

31. Kiều Thị Thùy Trang (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản

lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 11,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)