Quản lý sử dụng TBD Hở các trường THCS trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 85 - 88)

3.3. Một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng

3.3.3. Quản lý sử dụng TBD Hở các trường THCS trên địa bàn

3.3.3.1. Mục đích

Để có thể triển khai nội dung chương trình, kiến thức đến HS thì người GV phải có một phương pháp cụ thể, nhất định và phù hợp với nội dung dạy học đó. Tuy nhiên, để HS lĩnh hội được nội dung kiến thức mà GV muốn truyền thụ một cách đầy đủ, khoa học và chính xác thì việc sử dụng TBDH có hiệu quả chính là chiếc cầu nối để thực hiện vấn đề này. Việc trang bị TBDH nhiều đến đâu, hiện đại đến đâu nhưng không được sử dụng hay sử dụng không hiệu quả trong q trình dạy học, thì khơng thể thay đổi được nội dung dạy học cũng như phương pháp dạy học và kết quả giáo dục sẽ không mang lại như mong muốn. Thực trạng khảo sát việc sử dụng TBDH của GV, HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng nhu cầu dạy học tích hợp cịn hạn chế. Trong đó, GV chưa thường xuyên sử dụng TBDH khi lên lớp, chưa hiểu hết tính năng của TBDH, HS sử dụng chưa thành thạo, cịn lúng túng...Vì vậy, cần tăng cường cơng tác quản lý sử dụng TBDH, khai thác tối đa vai trò của TBDH nhằm phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

3.3.3.2. Nội dung

- Hiệu trưởng nhà trường tăng cường công tác kiểm tra việc lập kế hoạch sử dụng TBDH các bộ phận trong nhà trường;

- Ban hành nội quy, quy chế sử dụng TBDH; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý, tổ trưởng, GV, nhân viên quản lý TBDH để sử dụng TBDH có hiệu quả;

- Tăng cường tập huấn, hướng dẫn GV và HS cách sử dụng TBDH đạt hiệu quả trong quá trình dạy và học;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc sử dụng TBDH của GV và HS.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

- Tăng cường công tác lập kế hoạch sử dụng TBDH của từng tổ bộ môn, của mỗi GV và giao quyền kiểm tra cho tổ chun mơn phụ trách, định kì báo cáo với Ban giám hiệu về tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH nhằm tạo cơ sở cho CBQL kiểm tra công tác sử dụng TBDH; mỗi tổ chuyên mơn phải có kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần, dựa trên kế hoạch dạy học của từng GV có kết hợp với kế hoạch sử dụng TBDH ở từng tiết dạy; công tác lập kế hoạch sử dụng TBDH, phải thông báo rộng rãi đến GV tạo sự thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ trong tập thể; giới thiệu kịp thời danh mục các TBDH hiện có theo từng mơn học, từng loại để GV có kế hoạch sử dụng TBDH phù hợp, nhất là các loại TBDH mới mua sắm, trang bị, tính hiệu quả và hiện đại của từng loại TBDH.

- Ban hành quy chế sử dụng TBDH chung và riêng cho từng bộ môn theo đặt trưng, và triển khai đến từng GV, nhân viên và HS trong tồn trường; - Có bảng phân cơng rõ ràng quyền và nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận phụ trách quản lý sử dụng TBDH, các công việc được phân công cần được thể hiện bằng văn bản và thông báo rõ ràng vào cuộc họp đầu năm tránh chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Cuối học kỳ cần đánh giá nhiệm vụ của từng cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện quản lý sử dụng TBDH đạt mức độ nào, và xem xét trong công tác đánh giá xếp loại quản lý, GV, nhân viên hàng năm.

+ Nhiệm vụ của Hiệu trưởng: là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính về quản lý sử dụng TBDH trong nhà trường, nên cần phải triển khai các văn bản hướng dẫn sử dụng TBDH của các cấp đến tất cả GV, nhân viên, HS trong nhà trường; xây dựng các quy chế, quy định để thực hiện việc sử TBDH có hiệu quả.

+ Nhiệm vụ của Phó hiệu trưởng (nếu được phân cơng phụ trách việc quản lý TBDH): giúp hiệu trưởng trong việc theo dõi các tổ bộ môn triển khai công tác sử dụng TBDH, kiểm tra, giám sát và báo cáo kịp thời.

+ Tổ trưởng các bộ môn: triển khai việc sử dụng TBDH, kiểm tra kế hoạch dạy học và kế hoạch sử dụng TBDH của từng GV trong tổ, có thực hiện đúng theo kế hoạch hay không, báo cáo việc tổ chức sử dụng TBDH của GV, HS của tổ mình cho Ban giám hiệu nhà trường.

+ Nhân viên quản lý TBDH: lập hồ sơ theo dõi, quản lý việc sử dụng TBDH của GV và HS; thống kê, kiểm tra, phân loại TBDH và báo cáo Ban giám hiệu định kỳ; chuẩn bị TBDH cho GV trước khi lên lớp.

+ Giáo viên và học sinh: tập trung nghiên cứu tính năng của từng loại TBDH của bộ mơn mình và hướng dẫn HS sử dụng có hiệu quả; HS thực hiện các thao tác khi sử dụng TBDH đúng theo hướng dẫn của GV, nội quy quy định của từng phịng bộ mơn, từng mơn học và có ý thức bảo vệ TBDH.

- Các tổ bộ môn thường xuyên tiếp xúc với TBDH như: tổ công nghệ, tin học, vật lý, hóa học, sinh học…mỗi tổ nên cử một GV lần lượt hỗ trợ CBQL trong việc giúp đỡ GV khắc phục nhanh chóng các vấn đề trong q trình sử dụng, kiểm tra số lượng, tình trạng thiết bị và cất giữ đúng nơi qui định sau khi sử dụng, nhằm khắc phục tình trạng thiếu nhân lực gây khó khăn trong việc hỗ trợ GV kịp thời khi có sự cố.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết dạy khi dùng TBDH có hiệu quả. Tổ chức các cuộc thi tự làm TBDH, phục vụ hoạt động dạy và học, sử dụng sáng tạo TBDH vào quá trình giảng dạy, vận động mỗi GV có ít nhất 1 sáng kiến về nội dung sử dụng có hiệu quả TBDH, có giải thưởng sau các cuộc thi nhằm khuyến khích, động viên, giúp GV có thêm động lực trong việc sử dụng TBDH; tổ chức các cuộc thi cho HS về lĩnh hội kiến thức qua thí nghiệm, thực hành, TBDH để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Xây dựng các bảng hướng dẫn, qui định sử dụng TBDH ở các phịng bộ mơn, đặt các bảng hướng dẫn này ở vị trí dễ thấy, dễ đọc được.

- CBQL lập kế hoạch kiểm tra việc sử dụng TBDH cụ thể thơng qua việc xây dựng mục đích kiểm tra, các tiêu chí kiểm tra hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.

- Thực hiện các hình thức xử lý nghiêm khắc khi có vi phạm xảy ra trong quá trình sử dụng TBDH như: làm mất, hư hỏng TBDH nhiều lần, sử dụng TBDH khơng đúng mục đích…

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng và quản lý sử dụng TBDH của GV, HS thơng qua hình thức quan sát, dự giờ đột xuất kể cả những tiết thực hành, thí nghiệm, kiểm tra sổ mượn - trả thiết bị, sổ đăng kí sử dụng phịng học bộ mơn; thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của HS bằng việc lĩnh hội kiến thức thơng thí nghiệm, thực hành, sử dụng TBDH để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sau khi thực hiện công tác kiểm tra cần dành thời gian tổng kết, đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý sử dụng TBDH, gặp và trao đổi trực tiếp với GV bộ môn, nhân viên quản lý thiết bị dạy học nếu họ còn mắc phải những hạn chế trong công tác.

- Tổ chức các lớp học cho GV tham gia nghiên cứu, học tập cách sử dụng các TBDH, nhất là TBDH hiện đại như: máy vi tính, máy Projecrtor, bảng thơng minh, các phần mềm thiết kế bài dạy; tổ chức các chuyên đề nói về hiệu quả của việc dùng TBDH trong các tiết dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)