Quản lý mua sắm, trang bị TBD Hở các trường THCS trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 83 - 85)

3.3. Một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng

3.3.2. Quản lý mua sắm, trang bị TBD Hở các trường THCS trên

thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp

3.3.2.1. Mục đích

Cơng tác mua sắm, trang bị TBDH vào mỗi năm học cũng khơng kém phần quan trọng, vì sự trang bị có đồng bộ ở tất cả mơn học thì dẫn đến hiệu quả giáo dục sẽ đều khắp ở các môn, hơn nữa hiện nay đang tiến đến dạy học tích hợp nên việc trang bị đồng bộ TBDH là rất quan trọng; TBDH có đảm bảo chất lượng, hiệu quả hay không cũng là do sự đầu tư kinh phí ban đầu; sự mua sắm, trang bị TBDH ban đầu phải theo kế hoạch, lộ trình để đảm bảo đầy đủ TBDH hiện đại, đảm bảo bổ sung TBDH đủ theo danh mục yêu cầu của Bộ GDĐT.

Mua sắm, trang bị đầy đủ TBDH luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý sử dụng TBDH đáp ứng được vấn đề đồng bộ hóa TBDH và hiệu quả trong cơng tác giảng dạy.

3.3.2.2. Nội dung

- Hằng năm nhà nước đã dùng một khoản kinh phí khơng nhỏ để mua sắm TBDH cho các đơn vị trường học.Thế nhưng, sự thiếu đồng bộ trong xây dựng cơ sở vật chất, quá ít giờ thực hành cũng như nhiều bất cập trong cơ chế cấp phát và quản lý TBDH nên gây lãnh phí khơng nhỏ cho ngân sách nhà nước.

- Có kế hoạch mua sắm, trang bị theo lộ trình, lâu dài và ưu tiên cho những TBDH cần thiết, hiện đại, phục vụ được cho nhiều mơn học để dễ vận dụng dạy tích hợp.

+ Tranh thủ các nguồn kinh phí khác nhau, từ hội cha mẹ HS các tổ chức xã hội để mua sắm, trang bị TBDH cho nhà trường.

- Hằng năm, cần thống kê, phân loại tốt tình trạng các TBDH cịn thiếu, hư hỏng nhiều để đầu tư kinh phí trang bị, bổ sung.

3.3.2.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các bộ phận, GV, nhân viên phụ trách

TBDH thống kê, phân loại tình trạng TBDH phải được thực hiện thường xuyên, có thể 02 lần/năm học vào giữa năm học và cuối năm học, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời. Việc xin cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thời gian được nhận kinh phí khá lâu kể từ khi xin cấp kinh phí, chính vì vậy mà cần thực hiện việc xin cấp kinh phí sớm ngay sau khi thống kê tình trạng TBDH tại trường để cấp trên xét, duyệt. Những thiết bị hư hỏng nặng cần thành lập hội đồng thanh lý để có khơng gian chứa những thiết bị cần thiết khác.

- Hướng dẫn nhân viên thiết bị lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới hằng năm, thống kê cụ thể các thiết bị cũ hư hỏng cần bổ sung, tham mưu với Ban giám hiệu, phối hợp với giáo viên bộ môn để chọn mua những trang thiết bị thật sự cần thiết để đem lại hiệu quả cho việc dạy và học, tránh lãng phí; cần thiết tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến của giáo viên từng bộ mơn và phân tích cụ thể từng nhóm, loại TBDH ở từng bộ mơn để trang bị kịp thời, phù hợp.

- Tiếp tục vận động thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, kinh phí tiết kiệm ở đơn vị hằng năm và tự tạo nguồn kinh phí mua sắm, trang bị TBDH phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

- Khuyến khích GV sưu tầm, tự làm TBDH làm phong phú nguồn TBDH sẵn có tại nhà trường, phục vụ cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Nhân rộng mơ hình TBDH tự làm có hiệu quả và chất lượng.

3.3.3. Quản lý sử dụng TBDH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa đáp ứng u cầu dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)