Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 78 - 80)

* Các Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học trong các trường Trung học cơ sở

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý TBDH tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp theo hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Để tiến đến việc quản lý TBDH trong các đơn vị trường học THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang đi vào nền nếp, và đảm bảo chất lượng phục vụ tích cực cho cơng tác dạy và học, thì cần phải có những giải pháp phù hợp, thiết thực hiệu quả và dựa nên những nguyên tắc cơ bản sau:

3.2.1. Nguyên tắc tính mục đích

Quản lý TBDH là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý trường học. Quản lý TBDH luôn hướng tới mục đích là làm sao nâng cao được chất lượng dạy và học của một nhà trường, đảm bảo TBDH là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dạy và người học.

3.2.2. Ngun tắc tính hai mặt hành chính và chun mơn

Trong cơng tác quản lý trường học nói chung và công tác quản lý TBDH nói riêng ln tồn tại song hành hai mặt là chun mơn và hành chính,

hai bộ phận này phải tương trợ, bổ sung cho nhau thì mới giúp người quản lý tốt ở mọi lĩnh vực. Như vậy, các biện pháp phải thể hiện được vừa quản lý tốt chuyên mơn và quản lý tốt cơng tác hành chính.

3.2.3. Nguyên tắc tính khoa học và thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên sự nghiên cứu lý luận, điều tra khảo sát thực tế về quản lý TBDH của các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa; dựa trên điều kiện có thể thực hiện được của các đơn vị trường. Tiến đến trang bị TBDH phù hợp với chương trình dạy học, phù hợp với nội dung dạy học, tập trung trọng điểm, không giàn trải. TBDH mang tính thực tiễn hơn, gắn liền với các hoạt động thực tế hơn để mơ hình từ phịng thí nghiệm ra ngồi xã hội gần như tương đồng.

Các biện pháp đề ra phải dựa trên chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng, nhà nước. Các biện pháp phải đúng quy định, phù hợp với quy chế của ngành giáo dục. Các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên và chủ trương phát triển của nhà trường.

3.2.4. Nguyên tắc tính đầy đủ và đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải đầy đủ, thống nhất với nhau và đồng bộ thì việc triển khai công tác quản lý TBDH mới thống nhất và đồng bộ ở tất cả các trường học, các môn học trong nhà trường.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Đây là nguyên tắc yêu cầu khi đề xuất các biện pháp phải mang lại hiệu quả, thiết thực trong công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa đáp ứng u cầu dạy học tích hợp. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp cần chính xác, khoa học, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tình hình thực tế của mỗi địa phương; thì mới có được các TBDH mang lại hiệu quả tốt từ hình ảnh đến nội dung chất lượng, và phải đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học, nhất là phục vụ cho việc dạy tích hợp trong nhà trường hiện nay.

Các giải pháp này cần mang tính lâu dài, có thể chỉnh sửa hằng năm để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)