Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 30 - 34)

1.3. Hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học theo

1.3.1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Những năm 60 của thế kỷ XX, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của ngành giáo dục đã được quan tâm.

- Năm 1966, Trường Lý luận nghiệp vụ trực thuộc Bộ Giáo dục được thành lập. Từ đó, việc bồi dưỡng cán bộ quản lý được tiến hành tích cực. Các năm 1968 đến 1970, các hiệu trưởng phổ thông cấp 1, cấp 2 được bồi dưỡng theo một chương trình 4 tháng.

Năm 1972, Bộ Giáo dục chỉ đạo cải tiến một bước công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. Từ năm học 1972-1973, bắt đầu thí điểm Chương trình bồi dưỡng dài hạn cho hiệu trưởng trường PTCS. Cục Đào tạo - Bồi dưỡng phối hợp với Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng các chương trình dài hạn và làm thí điểm bồi dưỡng hiệu trưởng trường Phổ thông trung học.

Trong các năm 1973-1975, ba dự thảo chương trình bồi dưỡng dài hạn có tính chất đào tạo cơ bản đã được hình thành. Đó là:

+ Chương trình đào tạo hiệu trưởng PTCS : 46 tuần, trong đó có 12 tuần về Cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Chương trình đào tạo hiệu trưởng PTTH : 39 tuần và 7 tháng về về Cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Chương trình đào tạo trưởng phòng (ban) giáo dục huyện (quận) thời gian như đối với hiệu trưởng PTTH.

Ngoài phần về Cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, nội dung về nghiệp vụ quản lý đều có 2 phần: phần lý luận cơ sở (chiếm 44% chương trình); phần nghiệp vụ và kỹ năng quản lý thực tế (chiếm 56% chương trình).

- Đối với chương trình cho hiệu trưởng trường PTTH, với sự chỉ đạo của Bộ (qua Cục ĐTBD), trường CBQLGD (TW1) tổ chức lớp thực nghiệm đầu tiên vào năm 1974-1975. Đối với chương trình cho hiệu trưởng PTCS, được

thực hiện lớp thực nghiệm đầu tiên tại Trường CBQLGD (TW1), các lớp sau do các trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, thành thực hiện dưới sự chỉ đạo của Cục Đào tạo Bồi dưỡng.

- Sau các khoá thực nghiệm, các "Chương trình (tạm thời) bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý" cho hiệu trưởng các trường PTCS, PTTH và trưởng phòng (ban) giáo dục huyện (quận) và đã được ban hành theo Quyết định số 238/QĐ ngày 15/4/1981 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục làm cơ sở cho việc tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hoá các loại cán bộ quản lý giáo dục.

Trong thời gian 1980-1985, Cục ĐTBD, Trường CBQLGD (TW1) đã phối hợp với Trường CBQLGD Hà Nội và các cơ quan khoa học của Bộ (Viện Khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường ĐHSP Hà Nội 1) chọn lọc, hoàn chỉnh các bài giảng để xuất bản thành 4 tập "Các bài giảng về quản lý giáo dục". Tiếp theo Bộ đã tổ chức Hội nghị khoa học (lần 1) về quản lý giáo dục. Hội nghị đã giúp các trường nắm bắt được các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục để tiếp tục suy nghĩ và nghiên cứu.

Từ năm 1990, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (TW1) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện thí điểm chương trình đào tạo hiệu trưởng trường tiểu học. Năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại cho phép hai trường CBQL GD&ĐT trực thuộc Bộ liên kết với các trường ĐHSP đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Lần đầu tiên ở Việt Nam đào tạo cả trình độ đại học và sau đại học về Quản lý Giáo dục.

Trên cơ sở Quyết định 3481/BGD&ĐT, hiện nay tại trường CBQL GD& ĐT (TW1), hệ thống chương trình đào tạo bồi dưỡng CBQL: giáo dục phổ thông (TH, THCS, THPT), Mầm non, THCN, Đại học - Cao đẳng, Trung tâm GDTX, Trung tâm giáo dục HN-DN, nữ CBQLGD, CBQL trường PTDTNT, Thanh tra giáo dục, và một số chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý giáo dục đã được biên soạn cả chương trình và nội dung bài giảng, đã tổ chức huấn luyện nhiều khoá. Tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ Quản lý Giáo dục ở các tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ Quản lý Giáo dục và cán bộ nghiệp vụ giáo dục theo chương trình của Bộ đã ban hành hoặc tự xây dựng các chương trình cho phù hợp với đối tượng và hồn cảnh của địa phương.

Năm 2007, Học viện quản lý giáo dục đã tuyển sinh khóa học đầu tiên hệ chính quy chuyên ngành quản lý giáo dục.

Luật Giáo dục năm 2005 là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước ta, quy định sự hoạt động thống nhất, toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục. Đối với các trường tiểu học, “Điều lệ trường tiểu học” là cẩm nang trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục và định hướng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tiểu học theo phương châm đào tạo kết hợp với sử dụng, bồi dưỡng cán bộ quản lý trên cơ sở đề cao việc tự học và tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý.

Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về "Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân" và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong đó có hiệu trưởng các trường tiểu học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Ngày 11/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. Mục tiêu tổng

quát của Đề án là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo

hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.

Ngày 08/4/2011, Bộ GD&ĐT đã có Thơng tư số 14/2011/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của

đội ngũ nhà giáo. Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy cán bộ quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng là người tham gia quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của giáo dục, phục vụ CNH-HĐH đất nước.

Như vậy, vấn đề bồi dưỡng đội cán bộ Quản lý giáo dục nói chung đã được thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các Nghị quyết, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành. Trước những cơ hội và thách thức mới của thời đại, của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới, vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, hiệu trưởng các trường học nói riêng cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn đối với từng địa phương cụ thể. Đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng, đầy đủ và cụ thể. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu tại luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục này.

Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đề cập rất nhiều đến vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý và công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, đồng thời cũng đưa ra được nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên vấn đề bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng vẫn

chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Vấn đề này một lần nữa cũng khẳng định tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)