3.2. Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực độ
3.2.4. Biện pháp quản lý đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và tà
chính cho cơng tác bồi dưỡng
3.2.4.1.Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Công tác bồi dưỡng CBQL nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng chỉ đạt hiệu quả, khi nó được tiến hành trên cơ sở: có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng, được thực hiện với một kế hoạch khoa học, với nội dung chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức đã được cải tiến… và phải được thực hiện với những điều kiện cơ sở vật chất sư phạm, tài chính ở mức đủ để lớp bồi dưỡng, để người học có thể học tập đạt hiệu quả. Do đó, biện pháp này nhằm hỗ trợ cho các cấp quản lý ngành, các giảng viên và đặc biệt là hiệu trưởng (đối tượng chính của cơng tác bồi dưỡng) có những điều kiện tối thiểu hoặc tốt hơn để thực hiện các chương trình bồi dưỡng. Sự tăng cường về tài liệu học tập, sự chuẩn bị chu đáo về địa điểm mở lớp, đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, kinh phí mở lớp sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác bồi dưỡng.
3.2.4.2. Nội dung và những công việc cần làm để thực hiện biện pháp:
Tăng cường điều kiện về tài liệu học tập:
Tài liệu học tập cho công tác bồi dưỡng rất quan trọng, bởi vì phương châm chính của bồi dưỡng là lấy tự học làm chính, người học tự học trên cơ sở
có hướng dẫn, định hướng, có giải đáp, …Người học phải được đọc trước tài liệu trước khi đến lớp, thời gian trên lớp phải được dành tối đa cho thảo luận nhóm, cho việc trình bày của các cá nhân, … Vì vậy, tài liệu bồi dưỡng phải được biên soạn với nội dung và hình thức phù hợp đối tượng, phù hợp phương pháp và hình thức bồi dưỡng.
b) Chuẩn bị tốt địa điểm, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy.
Địa điểm mở lớp bồi dưỡng phải gần người học, tránh phải đi xa, tạo điều kiện cho người học tham gia bồi dưỡng đầy đủ và thuận lợi. Do đó, phải chuẩn bị tốt, ổn định một hệ thống các địa điểm từ thành phố đến các quận, huyện. Đồng thời phải đầy đủ các điều kiện về phòng học, hội trường, bàn ghế, bảng, ánh sáng, âm thanh, loa máy, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại…
c) Sử dụng chương trình phát sóng trên các đài phát thanh truyền hình và mở rộng Website về cơng tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng.
d) Đầu tư kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng
Tất cả các lớp bồi dưỡng thuộc tất cả các loại hình: bồi dưỡng nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng cập nhật, bồi dưỡng thường xuyên,…. đều phải có kinh phí cho giảng viên, cho cơ sở vật chất, tài liệu, cần có sự đầu tư và hỗ trợ về kinh phí. Song yêu cầu tăng cường kinh phí cho mỗi lớp này là khác nhau, tùy thuộc vào nội dung chương trình, yêu cầu, thời gian bồi dưỡng.
3.2.4.3 Điều kiện thực hiện
Tham mưu với UBND huyện về kinh phí cho các đợt tập huấn, tăng cường cơ sở vật chất cho một số trường hay chọn làm cơ sở để tập huấn.
Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục.