1.3. Hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học theo
1.3.3. Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định 4 tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng trường tiểu học:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Bao gồm 5 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống, tác phong; Giao tiếp và ứng xử; Học tập, bồi dưỡng.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Bao gồm 2
tiêu chuẩn: Trình độ chun mơn; Nghiệp vụ sư phạm.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học. Bao gồm 9 tiêu chí: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thơng tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội. Bao gồm 2 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương.
Như vậy, hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay phải có 4 tiêu chuẩn hàm chứa 18 tiêu chí, 56 u cầu. Trong đó có tới 3 tiêu chuẩn về năng lưc là: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (Tiêu chuẩn 2); Năng lực quản lý trường Tiểu học (Tiêu chuẩn 3); Năng lực tổ chức phối hợp với
gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội (tiêu chuẩn 4). Các tiêu chuẩn trên
được cụ thể hóa bằng 13 tiêu chí, 39 yêu cầu về năng lực của người hiệu trưởng trường tiểu học.
Mục đích việc ban hành Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học:
- Để hiệu trưởng tự đánh giá và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
- Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.
giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.
Trong 3 mục đích trên, có tới 2 mục đích để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; một lần nữa khẳng định công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học là vấn quan trọng và cấp bách, địi hỏi phải có hệ thống biện pháp quản lý để công tác này đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI và cụ thể hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, người hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng, CBQL giáo dục nói chung địi hỏi phải nhấn mạnh thêm các yêu cầu như:
- Có tầm nhìn và khả năng giao dịch Quốc tế; - Sử dụng được các thiết bị tin học và ngoại ngữ;
- Có trách nhiệm cao với xã hội, biết chia sẻ trách nhiệm (phân cấp) trong quản lý,…;
- Nhạy cảm với khía cạnh văn hóa quản lý;
Có thể nói một cách khác là: Người hiệu trưởng trường học thật sự phải là những người có đủ “Tâm - Tầm - Tài”.
Cái “Tâm” ở nhà quản lý là mọi quyết định đối nhân xử thế của họ đều xuất phát từ sự xem trọng, từ sự dân chủ với học sinh và mọi cán bộ giáo viên, Mọi quyền lợi chính đáng của học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường được hiệu trưởng tơn trọng, tìm cách đáp ứng đầy đủ.
Cái “Tầm” của hiệu trưởng trong mỗi trường học phải thực sự là con chim đầu đàn đủ sức bay ở tầm cao của trí tuệ, kịp thời phát hiện những sai sót, yếu kém để giúp đồng nghiệp trưởng thành chứ không phải ở sự “soi mói”, thành kiến của người lãnh đạo. Cái “Tầm” cịn chính là khả năng tập hợp, lãnh đạo tập thể sư phạm của nhà quản lý sao cho mỗi nhà trường mà họ lao động luôn ở đỉnh cao của tầm “văn hóa tổ chức”.
Người quản lý có đủ “Tâm-Tầm” thì cũng thể đã hiện là người có Tài ở một góc độ nhất định. Tuy nhiên Tài của người hiệu trưởng không chỉ dừng ở đó mà địi hỏi phải tồn diện, phấn đấu đạt tới sự hoàn hảo.