trƣởng các trƣờng tiểu học theo chuẩn hiệu trƣởng
1.5.1 Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và công tác cán bộ công tác cán bộ
Các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, về công tác cán bộ là những căn cứ có tính chất định hướng, là những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL.
Chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD&ĐT của Nhà nước với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể là những căn cứ để các địa phương xây dựng chiến lược và xây dựng phát triển GD&ĐT, xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
Để xây dựng phát triển đội ngũ CBQL thì các địa phương cần phải bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục và đào tạo và các ngành có liên quan.
Bên cạnh đó các chương trình phát triển giáo dục, các đề án trên từng lĩnh vực cụ thể của địa phương trên cơ sở thể chế các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên là định hướng quan trọng để ngành giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện nhằm đưa sự nghiệp giáo dục địa phương phát triển.
1.5.2 Những yếu tố về kinh tế - xã hội, văn hố, giáo dục
Các nhân tố về KT-XH có tác động trực tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. Sự phát triển kinh tế của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đồng thời là cơ sở quan trọng để phát triển quy mơ giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học về số lượng. Mặt khác kinh tế phát triển kéo theo đòi hỏi sự phát triển về chất lượng giáo dục, do đó chất lượng quản lý của CBQL cần phải được nâng lên để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển về KT- XH. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và đời sống đội ngũ CBQL.
Sự gia tăng dân số và số dân trong độ tuổi đến trường cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển đội ngũ CBQL. Những thông tin về sự phát triển dân số là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự báo được sự phát triển về quy mô học sinh, mạng lưới trường, lớp, giáo viên từ đó xây dựng phát triển đội ngũ CBQL một cách sát thực, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng có sự ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ CBQL.
Ngoài ra các nhân tố giáo dục khác như tình hình giáo dục của địa phương, chất lượng giáo dục qua các năm học, số lượng học sinh lên lớp, bỏ
học, lưu ban; sự phân cấp quản lý nhà nước về công tác giáo dục; nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giáo dục; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng.
1.5.3 Những nhân tố về giáo dục và đào tạo quốc tế
Các nhân tố quốc tế về giáo dục và đào tạo gồm: Xu thế phát triển giáo dục và đào tạo, sự phân cấp quản lý trong giáo dục của các nước trên thế giới và khu vực có tác động đến cơng tác phát triển CBQL giáo dục nói chung và của các trường tiểu học của nước ta nói riêng.
Quan hệ quốc tế trong GD&ĐT là phương thức khai thác kinh nghiệm quốc tế, tận dụng các tiến bộ khoa học - cơng nghệ, quy trình và phương pháp GD&ĐT; tranh thủ nguồn viện trợ và cho vay của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho GD&ĐT, cho đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường học.
1.5.4 Những yếu tố về năng lực quản lý của cán bộ quản lý
Năng lực quản lý của CBQL, lãnh đạo địa phương cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL. Điều này thể hiện ở chỗ nếu đội ngũ CBQL, lãnh đạo địa phương chú trọng, quan tâm đến thực trạng xây dựng phát triển đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng thì việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL sẽ đảm bảo sát thực, có độ chính xác cao; tìm ra được những hạn chế, yếu kém về thực trạng đội ngũ CBQL và xây dựng phát triển đội ngũ CBQL, đồng thời lý giải được những nguyên nhân của nó một cách khoa học, logic. Từ đó đưa ra được những biện pháp sát thực, có tính cần thiết và khả thi cao để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL ở địa phương mình.
1.5.5 Những yếu tố về cơ sở vật chất
Những yếu tố về cơ sở vật chất ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng đó là tồn bộ nguồn cơ sở vật chất, tài chính, mơi trường bồi dưỡng, địa điểm tổ chức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng hiệu trưởng.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng phải được tổ chức tại thời điểm thích hợp và địa điểm thuận lợi tạo điều kiện để hiệu trưởng tham gia với tâm lý thoải mái gây hứng phấn cho người học trong quá trình bồi dưỡng.
Nguồn tài liệu phục vụ hoạt động, nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, tài liệu biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của hiệu trưởng, văn phong trình bày dễ hiểu, dễ nhớ đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng.
Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng phải được chuẩn bị đầy đủ, thuận tiện để giảng viên và học viên có thể tiến hành hoạt động bồi dưỡng.
Nhà quản lý phải tạo được môi trường bồi dưỡng để thu hút người học tham gia bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực, chủ động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quản lý đã và đang khẳng định vai trị của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trường học là một đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy quản lý nhà trường là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (cán bộ quản lý/ Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và học sinh) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay, đòi hỏi đội ngũ những người làm giáo dục nói chung, CBQL/HT mỗi nhà trường nói riêng phải được bồi dưỡng thường xuyên, toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL/ HT các nhà trường đạt hiệu quả, đòi hỏi phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, đặc biệt là đặc điểm lao động của CBQL/HT nhà trường. Chính vì vậy, các cấp quản lý có thẩm quyền khơng thể không xây dựng và thực thi những giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ này để chính họ là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC