3.2. Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực độ
3.2.2. Quản lý thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
3.2.2.1 Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Theo quan điểm quản lý truyền thống, quá trình quản lý là thực hiện các chức năng quản lý, đó là: Kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá (Kế - Tổ - Đạo - Kiểm). Xây dựng kế hoạch là một trong 4 chức năng cơ bản của quá trình quản lý.
Lập kế hoạch: Đây là quá trình thiết lập các mục tiêu và hệ thống các hoạt động, điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch là nền tảng của quản lý.
do chủ quan của các cấp quản lý. Đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chung cho cả huyện (Chung nội dung, chương trình, hình thức, thời gian, thời lượng,… bồi dưỡng); gửi kế hoạch đó xuống các nhà trường, yêu cầu hiệu trưởng thực hiện nội dung tự bồi dưỡng. Chính vì vậy hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ còn nhiều hạn chế.
Việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng để tất cả các nhà trường và mọi hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện thống nhất và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho nhà trường và cá nhân hiệu trưởng.
Việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Yên Sơn cần được đổi mới theo hướng: người học đăng ký nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và những vấn đề còn thiếu, còn yếu của họ so với yêu cầu đổi mới của giáo dục, so với Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học quy định. Việc đăng ký nội dung bồi dưỡng, hoặc yêu cầu bồi dưỡng nội dung theo quy định có thể được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn… Trên cơ sở đó, Phịng GD&ĐT tổng hợp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: đối tượng, nội dung, thời gian, cách thức thực hiện…
Việc đổi mới xây dựng kế hoạch dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học như trên giúp cho công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học có tính chiến lược, được triển khai đồng bộ; khắc phục được tình trạng tỷ lệ đạt chuẩn cao nhưng lại mất cân đối với trình độ lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và hiểu biết xã hội,…
Biện pháp này giúp cho cơng tác bồi dưỡng CBQL có định hướng, khơng rơi vào “đại trà” manh mún; có tính kế thừa, tính liên tục, điều chỉnh, tăng cường đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn.
3.2.2.2 Nội dung và những công việc cần làm để thực hiện biện pháp
* Tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng:
Tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng được ban hành theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT.
Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém; phân tích số hiệu trưởng đạt loại Trung bình, số hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn theo từng tiêu chuẩn và từng tiêu chí. Trên cơ sở đó, biết rõ được số lượng hiệu trưởng cần tham gia bồi dưỡng ở những tiêu chuẩn nào, tiêu chí nào.
* Điều tra, quy hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học:
- Điều tra nắm rõ thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học
Cần điều tra để nắm được số lượng, thâm niên công tác - thâm niên làm hiệu trưởng, cơ cấu tuổi tác, trình độ, năng lực của đội ngũ và nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, đạt được mục tiêu, chất lượng và tránh được lãng phí.
- Quy hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ
Trên cơ sở điều tra nắm chắc tình hình đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học, tiến hành phân loại đội ngũ hiệu trưởng; tương ứng từng nhóm đối tượng phải xây dựng chương trình, nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp trước mắt cũng như lâu dài để đạt được mục tiêu đảm bảo đội ngũ hiệu trưởng tiểu học huyện Yên Sơn đủ về số lượng, đạt được các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học ở mức cao nhất.
Đồng thời, dựa vào kỹ thuật SWOT để phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của ngành nói chung, của cơng tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng, nhằm thu thập thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với các điều kiện và nguồn lực sẵn có.
* Xây dựng kế hoạch về cơng tác bồi dưỡng.
- Trên cơ sở tổng hợp, điều tra, quy hoạch công tác bồi dưỡng, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cả quá trình (5 năm) và cụ thể theo từng năm học; theo các loại hình, chia theo các giai đoạn, để một mặt ổn định nền nếp hoạt động chuyên môn trong tất cả các trường tiểu học, mặt khác thực hiện được quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ đã được đặt ra.
phù hợp với hồn cảnh cụ thể của huyện, của ngành; cần có chỉ tiêu, nội dung bồi dưỡng, biện pháp cụ thể để quản lý các lớp bồi dưỡng, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, tiến độ thực hiện nội dung chương trình, quản lý chất lượng,…
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trước hết, phải xác định và nắm vững những yêu cầu về năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học để đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng. Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện tốt công tác tham mưu huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng, phải phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong huyện để huy động mọi nguồn lực xã hội trong việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, phải chỉ đạo sát sao các nhà trường trong việc thu thập thông tin, phải xây dựng được công cụ khảo sát và có phương pháp khảo sát khoa học, khách quan, phản ánh đúng thực trạng năng lực hiệu trưởng các trường tiểu học và mức độ đáp ứng yêu cầu của hiệu trưởng để đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng và thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.