2.5. Thực trạng quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lí cho
hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
2.5.3.1. Thực trạng chỉ đạo về khảo sát nhu cầu bồi dưỡng CBQL
Tiến hành khảo sát trên 89 CBQL, tơi được biết Phịng Giáo dục - Đào tạo huyện Yên Sơn đã tiến hành tổ chức khảo sát đại trà trên tất cả các cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn huyện vào đầu năm học (100% ý kiến cán bộ quản lý đều khẳng định) để xác định nhu cầu bồi dưỡng trong đó việc làm này là việc làm vơ cùng cấp thiết cho công tác tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Trao đổi với một số cán bộ quản lý của các trường, tôi được chia sẻ thông tin là hàng năm Phịng GD&ĐT có tổ chức hội nghị cán bộ quản lý và có tổ chức thăm dị nhu cầu bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà trường, việc làm này là cần thiết nhưng chưa thường xuyên, mỗi năm chỉ 1 lần. Điều này ta thấy Phòng GD&ĐT Yên Sơn làm chưa tốt, bởi nhu cầu có thể thay đổi liên tục theo thời gian và địi hỏi của chương trình, của chỉ đạo mới.
Từ hiện trạng khảo sát nhu cầu bồi dưỡng chưa thường xuyên dẫn tới hiện trạng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức sẽ chưa phù hợp với một số cán bộ quản lý và không đem lại hiệu quả cao cho hoạt động bồi dưỡng đây là điểm nhà quản lý cần lưu tâm.
2.5.3.2. Thực trạng về chỉ đạo chương trình, nội dung bồi dưỡng
Bảng 2.13. Nội dung bồi dƣỡng đã đƣợc Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức tập huấn
TT Nội dung bồi dƣỡng đã triển khai SL %
1 Kiến thức, kĩ năng phát triển chương trình nhà trường 22/89 24,7%
2 Hiểu biết nghiệp vụ quản lý 22/89 24,7%
3 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch. 89/89 100% 4 Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 22/89 24,7%
5 Quản lý học sinh. 89/89 100%
6 Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục. 89/89 100% 7 Quản lý tài chính, tài sản nhà trường. 56/89 62,9% 8 Quản lý hành chính và hệ thống thơng tin. 22/89 24,7% 9 Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục. 11/89 12,3% 10 Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 22/89 24,7% 11 Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh. 89/89 100% 12 Phối hợp giữa nhà trường và địa phương. 89/89 100%
13 Ngoại ngữ 2/89 2,2%
14 Tin học 89/89 100%
15 Các nội dung khác
Từ kết quả thống kê bảng 2.13 trên cho thấy nội dung chương trình bồi dưỡng đã được phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo triển khai tốt ở một số nội dung sau đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch có 100% ý kiến CBQL khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới cán bộ quản lý và nội dung này đang triển khai thực tế ở trường tiểu học.
- Quản lý học sinh có 100% ý kiến cán bộ quản lý khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới cán bộ quản lý các trường tiểu học.
khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới hiệu trưởng các trường tiểu học.
- Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, phối hợp giữa nhà trường và địa phương có 100% ý kiến cán bộ quản lý khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới cán bộ quản lý các trường tiểu học.
- Tin học có 100% ý kiến cán bộ quản lý khẳng định đã được tiến hành tập huấn tới cán bộ quản lý các trường tiểu học.
Còn lại các nội dung sau đây chưa được tập huấn tới tất cả cán bộ quản lý mà mới chỉ tập huấn tới 1 số cán bộ quản lý:
- Phát triển chương trình giáo dục nhà trường - Hiểu biết nghiệp vụ quản lý
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường - Quản lý hành chính và hệ thống thơng tin
- Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục - Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường - Ngoại ngữ
Đối chiếu những kết quả nêu trên với những con số thống kê trên đối tượng cán bộ quản lý chúng tôi nhận thấy kết quả khảo sát có sự tương đồng giữa hai nguồn thơng tin.
Vì vậy, Phịng Giáo dục - Đào tạo cần có triển khai tập huấn các nội dung trên tới CBQL tiểu học của các trường trên địa bàn huyện, nhằm đạt chuẩn hiệu trưởng và đổi mới giáo dục tiểu học.
2.5.3.3. Chỉ đạo lựa chọn báo cáo viên, biên soạn tài liệu và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng
Phòng Giáo dục - Đào tạo đã chủ động thực hiện lựa chọn các lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý cốt cán có kinh nghiệm quản lý và có kiến thức sư phạm tốt để tiến hành thực hiện, triển khai các nội dung bồi dưỡng cho hiệu trưởng, tuy nhiên một số cán bộ quản lý cốt cán còn e ngại với đồng nghiệp dẫn tới dễ dãi trong việc đặt ra yêu cầu đối với đối tượng được bồi dưỡng làm ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng.
Phịng GD&ĐT ln chủ động về vấn đề tài liệu bồi dưỡng và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng.
a. Chỉ đạo biên soạn tài liệu để thực hiện chương trình bồi dưỡng theo định kỳ hằng năm
- Tài liệu đã cung cấp của các dự án
- Tài liệu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu biên soạn lại của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo các chương trình quy định.
- Trên cơ sở các tài liệu đã được biên soạn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT lựa chọn các nội dung cần thiết phù hợp để biên soạn lại tài liệu cho CBQL phù hợp với trình độ đáp ứng yêu cầu của huyện.
b. Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu phục vụ bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức từ xa (qua mạng Internet).
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của các đề tài dự án.
- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 tại Website: http://taphuan.moet.gov.vn. của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý các trường tiểu học
- Các Chỉ Thị, Nghị quyết, chương trình hành động, văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị như hội trường lớn, các phòng nhỏ để các lớp tham gia bồi dưỡng cho phù hợp. Chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, các dụng cụ thực hành máy móc, thiết bị, kinh phí, nước uống chỗ ăn nghỉ cho CBQL ở xa về tham gia dự bồi dưỡng.
- Trong những năm qua, cán bộ quản lý nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học huyện n Sơn nói riêng ít được tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận quản lý giáo dục (QLGD), quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) do Sở Giáo dục và Đào tạo và trường Trung cấp chính trị tỉnh tổ chức. Hầu hết hiệu trưởng các trường tiểu học chỉ được học một số chuyên đề trong chương trình đào tạo của các lớp đại học mà họ tham gia học nâng cao trình độ;
- Phịng Giáo dục và Đào tạo Yên Sơn, cơ quan quản lý trực tiếp về công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng cũng chưa mở được các lớp bồi dưỡng kiến thức QLGD và QLHCNN.
Chính vì vậy, những vấn đề lý luận về quản lý chuyên ngành và quản lý hành chính Nhà nước của nhiều hiệu trưởng còn hạn chế.
h. Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ:
- Việc bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho hiệu trưởng các trường tiểu học chưa được quan tâm đúng mức; không tổ chức được các lớp học bồi dưỡng tập trung. Hiệu trưởng các trường tự học tập bồi dưỡng là chính nên thiếu sự định hướng, tổ chức, quản lý; hiệu quả không cao;
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng trong công tác quản lý còn hạn chế.
2.5.3.5. Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
Nhìn vào các hình thức tổ chức bồi dưỡng được thống kê dưới đây, tơi có nhận xét sau:
Các hình thức bồi dưỡng chưa được đa dạng hóa thường xun. Hình thức được sử dụng thường xuyên nhất vẫn là hình thức tổ chức theo các lớp tập huấn trao đổi giữa giảng viên với học viên.
Các hình thức khác chưa được tiến hành thường xuyên, đặc biệt hình thức tập huấn qua đi tham quan học tập thực tế chưa được triển khai thực hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bảng 2.14: Chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dƣỡng cho hiệu trƣởng TT Hình thức tổ chức Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa sử dụng
1 Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế
hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. 100% 0,0 0,0 2 Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế
hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo. 0,0 100% 0,0
3 Bồi dưỡng thông qua đi thực tế 0,0 100% 0,0
4
Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ QL (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp).
0,0 100% 0,0
5 Các hình thức khác
2.5.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của hiệu trưởng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch…(gọi chung là bài kiểm tra). (Thang điểm 10)
Điểm trung bình = (Điểm nội dung bồi dưỡng 1 + Điểm nội dung bồi dưỡng 2 + Điểm trung bình của các mơ đun trong nội dung bồi dưỡng 3):3
Kết quả xếp loại như sau:
Loại Yếu: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 4 đến dưới 5 điểm, trong đó khơng có điểm thành phần nào trên 5 điểm.
Loại Trung bình: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó khơng có điểm thành phần nào dưới 5 điểm.
Loại Khá: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó khơng có điểm thành phần nào dưới 6 điểm.
Loại Giỏi: Nếu điểm trung bình bồi dưỡng thường xuyên đạt từ 9 đến dưới 10 điểm, trong đó khơng có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
tạo điều kiện cho hiệu trưởng phát huy vai trò tự bồi dưỡng.
- Phòng Giáo dục đã chỉ đạo kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kịp thời nắm bắt được kết quả bồi dưỡng điều chỉnh kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng cho phù hợp. Đồng thời, chấn chỉnh nề nếp, ý thức của học viên. Tuy nhiên chưa có những biện pháp mạnh để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.