Biện pháp đổi mới tồn diện mục đích, nội dung, phương pháp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 95 - 105)

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực độ

3.2.3. Biện pháp đổi mới tồn diện mục đích, nội dung, phương pháp,

hình thức cơng tác bồi dưỡng

3.2.3.1 Ý nghĩa, mục đích của biện pháp

Đổi mới mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đưa hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trở thành hoạt động thiết thực, sát đối tượng, hiệu quả để đội ngũ hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực quản lý nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập.

Bước vào thế kỷ 21, chúng ta đứng trước những xu thế phát triển:

- Xu thế phát triển nhanh của khoa học công nghệ: người ta tính rằng, khối lượng kiến thức về khoa học và cơng nghệ mà lồi người thu thập được từ 1970-1995 bằng khối lượng kiến thức có được trong 2 thiên niên kỷ trước đó. Cịn từ năm 2000 - 2020, khối lượng kiến thức về khoa học và công nghệ sẽ tăng khoảng 4 lần so với khối lượng kiến thức hiện có.

đầu tư, hàng hoá, lao động, dịch vụ ngân hàng, thơng tin... Làn sóng đổi mới công nghệ làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế và bản đồ công nghệ thế giới, làm tăng thêm cường độ và tính nhạy cảm của q trình tồn cầu hố.

- Xu thế hướng tới xã hội thông tin: Đặc điểm của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa nhiều vào các nguồn dự trữ tự nhiên như xã hội công nghiệp, mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về khoa học và công nghệ, tức là các nguồn lực tự tái tạo, tự sinh sản và không bao giờ cạn.

- Xu h ướ ng phát triển yếu tố nguồn nhân lực và văn hố: Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và tay nghề ngày càng trở thành lợi thế quyết định nhất cho mỗi quốc gia.

Văn hoá là yếu tố tinh thần quyết định nhất, tạo ra sức mạnh quần tụ của dân tộc trong quá trình hội nhập vào dịng phát triển của nhân loại. Văn hoá là cái gốc đạo đức và tinh thần của sự phát triển nguồn nhân lực.

- Xu thế cách mạng giáo dục trên Internet.

Với những xu thế phát triển như trên, người CBQL nói chung và CBQL giáo dục nói riêng phải có được những tri thức nhất định trong quản lý để đáp ứng được những sự phát triển của lĩnh vực mà mình quản lý. Kiến thức được trang bị trong nhà trường chỉ là cái ban đầu, không đầy đủ mọi tri thức mong muốn và không vĩnh viễn. Đồng thời sự phát triển của thông tin, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, người học được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống. Vì vậy, cơng tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng cần phải đổi mới một cách toàn diện cả về mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức,…

Đổi mới công tác bồi dưỡng là một tất yếu khách quan, là con đường ngắn nhất dẫn đến mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trường, góp phần nâng cao chất lượng các nhà trường, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Đổi mới mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu “bồi dưỡng theo nhu cầu và yêu cầu”, “phù hợp đối tượng”, đạt được hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng ở mức cao nhất.

3.2.3.2 Nội dung và những công việc cần làm để thực hiện biện pháp: a) Mục đích của cơng tác bồi dưỡng:

Bồi dưỡng là giúp cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng được các yêu cầu của phát triển giáo dục; nâng cao phẩm chất và năng lực theo các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng (đối với hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn phải đạt Chuẩn, đối với hiệu trưởng đã đạt Chuẩn thì đạt Chuẩn ở mức độ cao hơn); theo yêu cầu hội nhập quốc tế; theo yêu cầu của phát triển đội ngũ và nguồn nhân lực ngành Giáo dục…

Bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con người.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học là nhằm bồi dưỡng cho họ phát triển đồng bộ về nhân cách, năng lực của người CBQL trường học, trước hết là đạt được các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

b) Yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng:

- Trong điều kiện hội nhập, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy nội lực, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy trong cơng cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt nó địi hỏi đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD nói chung, hiệu trưởng nói riêng khơng chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học…

- Quản lý là một nghề, do vậy giống như mọi nghề khác, để hoàn thành nhiệm vụ, mọi CBQL nói chung, cần được đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, do đặc điểm của “nghề quản lý giáo dục” nói chung và “nghề

quản lý trường học” nói riêng, nghề mà đối tượng quản lý là đội ngũ trí thức, những người có trình độ chun mơn tương đối đồng đều và một lực lượng đông đảo là học sinh, đây là những đối tượng không chỉ chịu ảnh hưởng từ nhà trường mà còn chịu sự tác động từ gia đình, xã hội, cho nên đòi hỏi mỗi hiệu trưởng trường học phải được bồi dưỡng thường xuyên, nhằm cập nhật thông tin, tri thức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

c) Qui trình và cách thức bồi dưỡng:

- Hiệu trưởng đương chức: Đây là đối tượng cần được bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ bằng nhiều hình thức: Tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm. Cụ thể, hàng năm có thể thông qua bồi dưỡng theo các chuyên đề, tập huấn bổ túc các kỹ năng quản lý,...Có những qui định bắt buộc hiệu trưởng phải tham gia các khóa bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, đồng thời có thể vận dụng vào q trình cơng tác của họ (Có thể coi qui định này là một tiêu chí cứng khơng thể thiếu trong q trình bổ nhiệm lại đối với hiệu trưởng đương chức).

- Cán bộ trong nguồn qui hoạch: Với đối tượng này, đào tạo, bồi dưỡng có vai trị quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó là cả một q trình cơng phu phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải:

+ Lựa chọn, cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch, đó là những phó hiệu trưởng, cán bộ cơng đồn, tổng phụ trách, giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn giỏi; đã kinh qua công tác đồn thể, cơng tác Đảng và các lĩnh vực chun mơn khác; có phẩm chất chính trị vững vàng (là đảng viên hoặc đối tượng Đảng), nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thời gian cơng tác trong ngành ít nhất 5 năm trở lên, có uy tín trong cán bộ, giáo viên và nhân dân.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm, 5 năm;

+ Lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng,..., lấy tiêu chuẩn CBQL làm căn cứ;

+ Có biện pháp thích hợp để phối hợp liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, nắm bắt được hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng;

+ Bố trí và sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng.

d) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 3 khóa VIII của Đảng đã nêu rõ nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ là: “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành”.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đã được qui định trong Quyết định số 874/TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ Tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước;

- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ;

- Trang bị kiến thức cơ bản về tin học;

Căn cứ vào những nội dung cơ bản đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học kèm theo Thông tư số

14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011. Tại điều 4, khoản 5, điểm a

của Thơng tư có quy định các nội dung học tập, bồi dưỡng của hiệu trưởng trường tiểu học: Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất

chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;

Thông tư cũng nêu các yêu cầu về năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học. Đây chính là định hướng cho nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học nói chung, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn nói riêng. Cụ thể là:

- Năng lực chun mơn, nghiệp vụ sƣ phạm:

+ Trình độ chun mơn: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học; Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; Có kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học;

+ Nghiệp vụ sư phạm: Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học; Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục;

- Năng lực quản lý trƣờng tiểu học:

+ Hiểu biết nghiệp vụ quản lý: Hồn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường: Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học;

+ Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy

định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục;

+ Quản lý học sinh: Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương; tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

+ Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục: Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp; tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục tồn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh; tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định; quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn;

+ Quản lý tài chính, tài sản nhà trường: Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả; quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục;

+ Quản lý hành chính và hệ thống thông tin: Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường; quản lý và sử dụng

các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định;

+ Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục: Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định; chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường;

+ Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường: Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội:

Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh: Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học; Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)