2.6.1.Về năng lực của hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học và đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai tập huấn nhiều nội dung nâng cao năng lực cho hiệu trưởng các trường tiểu học vì vậy hiệu trưởng đã đạt được một số năng lực để phục vụ cho đổi mới giáo dục và đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng các trường tiểu học, tuy nhiên vẫn phải tăng cường bồi dưỡng thêm đó là năng lực quản lí và chỉ đạo cũng như khả năng
hướng dẫn giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp kĩ thuật dạy học hiện đại, năng lực sử dụng các kĩ thuật tạo môi trường học tập cho học sinh, năng lực quản lý học sinh. Có nhiều năng lực cần thiết cho hiệu trưởng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, nhiều hiệu trưởng còn hạn chế, nhiều hiệu trưởng chưa nắm vững nội dung mới đó là các kiến thức, kĩ năng về phát triển chương trình nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, đánh giá theo tiếp cận năng lực dạy học và quản lý theo mơ hình trường học VNEN vv…Vì vậy cần có hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho hiệu trưởng để giúp hiệu trưởng đáp ứng năng lực đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và chuẩn hiệu trưởng.
2.6.2. Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hiệu trưởng trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hiệu trưởng
Công tác lập kế hoạch đã được tiến hành thường xuyên tuy nhiên chưa bao quát hết được những nội dung cần triển khai của tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hiệu trưởng các trường tiểu học.
Đánh giá chung về cơ bản công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo dục - Đào tạo, của huyện đã được quan tâm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số nội dung cơng tác cần tăng cường đó là: Tổ chức hướng dẫn tự bồi dưỡng của hiệu trưởng, xây dựng lực lượng báo cáo viên, hướng dẫn các hiệu trưởng về nội dung bồi dưỡng một cách cụ thể chi tiết, tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng.
Đánh giá chung cơng tác chỉ đạo, Phịng Giáo dục - Đào tạo huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý cấp trường để xác định nhu cầu bồi dưỡng, việc chỉ đạo khảo sát thực tiễn từ hiệu trưởng để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Một số nội dung chương trình bồi dưỡng chưa được phổ quát tới tất cả hiệu trưởng những nội dung có tính chất định hướng cho đổi mới giáo dục mới chỉ có hiệu trưởng trong diện thí điểm nắm vững, cịn nhiều hiệu trưởng chưa được cập nhật, cơng tác nhân sự về báo cáo viên cịn tồn tại về năng lực tập huấn cần khắc phục,
các hình thức bồi dưỡng chưa được đa dạng hóa mới chủ yếu tập trung bởi mơ hình lên lớp tập huấn trực tiếp, mơ hình tập huấn thường xun theo hình thức hướng dẫn tự nghiên cứu chưa được phát huy đúng mức do nhiều nguyên nhân khác nhau, tổ chức đi tham quan học tập thực tế trong tổ chức tập huấn chưa được triển khai do thiếu cơ sở vật chất và năng lực về tin học của hiệu trưởng chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt động tự bồi dưỡng của hiệu trưởng chưa được phát huy.
Công tác kiểm tra, đánh giá đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ chưa có tính hệ thống, chưa thường xun, liên tục, chưa tạo được động lực cho hiệu trưởng nâng cao năng lực.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn đã đạt được những kết quả nhất định, đủ về số lượng, đạt chuẩn theo qui định, có trình độ chun môn và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; đa số hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, u trẻ, gương mẫu và có uy tín với tập thể, với nhà trường. Về năng lực, cơ bản đáp ứng được các cơng việc trước mắt. Tuy nhiên, xét ở góc độ quản lý và tính chuyên nghiệp, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn còn một số năng lực cần có để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học và chuẩn hiệu trưởng. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng ở một số nội dung như phát triển chương trình nhà trường, quản lý hành chính nhà nước, đánh giá theo tiếp cận năng lực, dạy học và quản lý trường học theo mơ hình trường học VNEN.
Qua nghiên cứu kết quả và khảo sát thực tế cho thấy các hiệu trưởng có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của các hiệu trưởng khá tốt, đặc biệt các yêu cầu thuộc tiêu chí “trình độ chun mơn” được đánh giá rất cao. Điều đó cũng phản ánh, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện rất tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo.
Tuy nhiên, các ý kiến chỉ ra một số yêu cầu của từng tiêu chí cịn thấp: chưa nắm đầy đủ về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập; cịn có hiệu trưởng xa rời nghiệp vụ sư phạm; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lý còn rất hạn chế; nội dung đánh giá hiểu biết nghiệp vụ quản lý của một bộ phận hiệu trưởng chưa toàn diện; nhiều hiệu trưởng chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; việc vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Khả năng dự báo sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường, xây dựng
và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp chưa sát- nói cách khác, chưa xây dựng được sứ mạng, tầm nhìn của đơn vị; việc huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đôi khi chưa đúng quy định, chưa hiệu quả; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường cịn hạn chế. Đây là những vấn đề cần quan tâm bồi dưỡng để hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Công tác quản lý bồi dưỡng đã được quan tâm ở cả 4 khâu, tuy nhiên trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra còn một số điểm tồn tại cần khắc phục đó là: Lập kế hoạch phải sát hơn, tổ chức cần quan tâm nhiều hơn đến nhân sự thực hiện bồi dưỡng, chỉ đạo cần phải đồng bộ, tồn diện hơn. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng đã được tiến hành, tuy nhiên cần phải tăng cường hơn. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng cịn gặp phải một số khó khăn, đó là khó khăn về năng lực của báo cáo viên, khó khăn về cơng tác tổ chức bồi dưỡng, khó khăn về nhận thức, tính tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên tiểu học. Những khó khăn trên cần được khắc phục.
Xét trên tổng thể, năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Yên Sơn hiện nay không đồng đều, hiệu quả quản lý ở một số nhà trường chưa cao; đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những biện pháp quản lý cần thiết, có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ.
Nhằm khắc phục những tồn tại nói trên và đáp ứng những yêu cầu của giáo dục ngày nay, việc nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường học nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là một việc làm cần thiết và cấp bách. Người hiệu trưởng giỏi phải được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện. Do vậy ngành GD&ĐT Yên Sơn xác định cần xây dựng một đội ngũ hiệu trưởng đủ về số lượng cả hiện tại và tương lai, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN
YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG THEO CHUẨN HIỆU TRƢỞNG