3.2. Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực độ
3.2.1. Quản lý hoạt động tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
hiệu trưởng về tầm quan trọng và sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học
3.2.1.1 Ý nghĩa, mục đích của biện pháp:
Nhận thức là hoạt động của đời sống tâm lý con người, nó phản ánh hiện thực khách quan, bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhờ đó mà con người có thể định hướng, điều chỉnh hoạt động của mình. Nhận thức là tiền đề của hành động; muốn hành động đúng, trước hết phải nhận thức đúng. Mục đích của các biện pháp là làm cho hiệu trưởng nhận thức được ý nghĩa và tác dụng của cơng tác bồi dưỡng, để từ đó họ tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, năng lực quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.
Giúp cho đội ngũ hiệu trưởng thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Giúp các cấp quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm đối với việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và đáp ứng được yêu cầu chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Đội ngũ hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là những người định hướng, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh các hoạt động của từng nhà trường để đạt được mục tiêu của nhà trường. Chính vì vậy họ có vai trị quyết định đến chất lượng của nhà trường. Mỗi người cán bộ quản lý cần phải hiểu được vai trò to lớn và trách nhiệm nặng nề của bản thân đối với sứ mạng của nhà trường cũng như đối với sự nghiệp giáo dục và từ đó họ có ý thức phải tự hồn thiện mình để đáp ứng được u cầu của sự phát triển. Khi đã nhận thức được bồi dưỡng là một nhu cầu sống cịn của chính bản thân họ, đó là con đường giúp cho mỗi người được học tập suốt đời để lao động có hiệu quả, họ sẽ có nhu cầu nâng cao hiệu quả học tập, tự học, tự bồi dưỡng, sẽ có ý thức vận dụng những kiến thức đã học một cách vững chắc vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
3.2.1.2 Nội dung của biện pháp
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất nhà giáo và lương tâm nghề nghiệp; - Hiệu trưởng chủ động, tích cực, biết chuyển hóa q trình bồi dưỡng thành q trình tự bồi dưỡng;
- Tích cực thực hiện cuộc vận động của Bộ GD&ĐT và Cơng đồn giáo dục Việt Nam: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”;
- Hiệu trưởng các trường tiểu học phải được tập huấn, quán triệt và được đánh giá theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3.2.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp
- Việc làm đầu tiên là cần phải đổi mới nhận thức về bồi dưỡng phát triển
năng lực của hiệu trưởng. Cần phải triển khai, quán triệt đầy đủ hơn các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, của huyện và của
ngành về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác bồi dưỡng đội ngũ để từ đó, mọi CBQLGD nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tác dụng và nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp nghiệp, năng lực quản lý. Bản thân mỗi nhà giáo, các bộ phận quản lý giáo dục phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý là nhiệm vụ cấp bách. Giúp hiệu trưởng các trường tiểu học hiểu và nắm vững yêu cầu về đổi mới nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
- Đối với cán bộ Phòng giáo dục, đội ngũ báo cáo viên: Nắm rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng. Đồng thời xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong cơng tác định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Triển khai thực hiện các chế tài để hiệu trưởng học tập, bồi dưỡng nắm vững các yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo, các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
- Phải xác định rõ việc xây dựng và phát triển và nâng cao năng lực cho hiệu trưởng các trường được ngành xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp.
- Xác định các nội dung cần bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ hiệu trưởng.
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, bồi dưỡng về nhận thức: phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành về xây dựng và phát triển đội ngũ, mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn. Ví dụ, Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT đã nêu: “Đến năm 2020, 100% CBQLGD có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD…; trên 20% hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non, phổ thơng … có bằng Thạc sĩ QLGD…”.
được cần tự bồi dưỡng và hình thành nhu cầu tham gia các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực.
- Tổ chức thực hiện các hình thức khác nhau để bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQLGD nói chung và hiệu trưởng nói riêng: cung cấp tài liệu, báo cáo chuyên đề, tìm hiểu về phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD…
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, thân thiện mà ở đó mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh nói chung, hiệu trưởng nói riêng họ được tơn vinh và có điều kiện phát huy tài năng, tự tôn vinh.
- Phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể đặc biệt là Cơng đồn ngành trong việc tổ chức các hoạt động thi đua, trong đó có nội dung thi đua học tập bồi dưỡng.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo phải nắm vững nội dung Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương, chuẩn hiệu trưởng.
Có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến tới hiệu trưởng các trường tiểu học để họ thấm nhuần tư tưởng, quan điểm đổi mới giáo dục và nâng cao năng lực đáp ứng mức cao theo chuẩn hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải tự xây dựng các chương trình hành động để nâng cao nhận thức và biến nhận thức thành chương trình hành động đổi mới của chính mình.