1.4. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng tiểu
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng
Để đạt được mục tiêu và xác định được các bước đi, trước hết phải lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng, gồm: Xây dựng các mục tiêu cần đạt được; xác định các bước đi để đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu. Để bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì phải thực hiện tốt chức năng dự báo. Khi dự báo phải biết rõ thực trạng của mình: Nhu cầu bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng; Kế hoạch bồi dưỡng cho hiệu trưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo; Nguồn lực đội ngũ cốt cán; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng; năng lực tài chính.
Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định rõ: - Mục tiêu bồi dưỡng
- Nội dung bồi dưỡng
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng, cán bộ quản lý chỉ đạo bồi dưỡng - Đối tượng tham gia bồi dưỡng
- Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng - Đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Thời gian bồi dưỡng
- Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Tài chính, cơ sở vật chất khác, địa điểm bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng vv...
1.4.1.1 Xác định mục tiêu bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng trường tiểu học nhằm giúp hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu về năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động quản lý, giáo dục theo chuẩn hiệu trưởng và đổi mới của giáo dục. Trang bị cho hiệu trưởng những kiến thức, kĩ năng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình học sinh và xã hội. Trên cơ sở đó hình thành ở người hiệu
trưởng tính sẵn sàng tham gia hoạt động đổi mới giáo dục tiểu học ở địa phương và đáp ứng chuẩn hiệu trưởng. Phòng Giáo dục - Đào tạo đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng trong suốt quá trình bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính mục đích trong q trình bồi dưỡng và đem lại hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng. Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên tham gia nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng từ việc biên soạn tài liệu đến soạn giáo án, tổ chức tập huấn đến kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng đều phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng.
1.4.1.2. Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học
Phòng Giáo dục - Đào tạo dựa trên những yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng khảo sát năng lực hiện có của hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn, từ đó xác định các nội dung bồi dưỡng xoay quanh các nội dung cơ bản sau đây:
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; - Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình học sinh và xã hội. 1.4.1.3. Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả
bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 1.4.1.3.1. Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.
Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạ sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.
Tùy theo đặc điểm đối tượng người học và tình hình thực tế ở địa phương, nhà quản lý có thể chỉ đạo giảng viên tham gia bồi dưỡng có thể lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng sau đây:
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học bằng tình huống - Phương pháp dạy học theo dự án - Phương pháp cùng tham gia
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học viên và nhiều phương pháp bồi dưỡng khác. Trong đó phát huy vai trị tự bồi dưỡng của mỗi học viên và tăng cường phương pháp phản hồi thông tin từ đối tượng được bồi dưỡng để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng cho hiệu quả.
1.4.1.3.2. Các hình thức tổ chức bồi dưỡng
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt cụm; thông qua cách tự học. Tự học, tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác; Bồi dưỡng từ xa bằng sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, các hình thức hỗ trợ băng hình, băng tiếng, dạy học từ xa.
1.4.1.3.3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của cơng tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu trưởng thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.
Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng bồi dưỡng, nâng cao vai trò tự đánh giá của hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng để hiệu trưởng tự hồn thiện năng lực chun mơn, năng lực quản lý của mình.
Nội dung đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng Nhà quản lý cần phải xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đánh giá Xây dựng bộ công cụ đánh giá
Chuẩn bị lực lượng tham gia đánh giá.
1.4.1.4. Xây dựng các lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng
được trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý, có kỹ năng tổ chức tập huấn bồi dưỡng hiệu trưởng.
- Tổ chun mơn tiểu học của phịng Giáo dục và Đào tạo - Đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán trên địa bàn huyện.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên, học sinh của trường được chọn làm địa điểm tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng trường tiểu học.
1.4.1.5. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức bồi dưỡng
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: phòng học, máy chiếu, thiết bị âm thanh, ánh sáng,...
Để đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực chuyên mơn cho hiệu trưởng, cần tích cực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo các yêu cầu như:
+ Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập.
+ Đảm bảo để nhà trường được trang bị những thiết bị dạy học ở mức độ tối thiểu, đó là những trang thiết bị cần thiết khơng thể khơng có. Tăng cường các thiết bị tự làm của giáo viên để làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường.
+ Cần lưu ý đến việc bảo quản, sử dụng, có quy định cụ thể để các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị được giáo viên sử dụng một cách tối đa.
- Điều kiện về nguồn tài chính: Nguồn lực tài chính là điều kiện cần và đủ để tiến hành hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả, nguồn lực tài chính phải được xây dựng cho mọi hoạt động bồi dưỡng từ khâu biên soạn tài liệu đến chuẩn bị cơ sở vật chất và hỗ trợ giảng viên, học viên trong quá trình bồi dưỡng nhằm tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả.