Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 85 - 89)

Việc xây dựng các biện pháp dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1 Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học; Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, năng lực hiệu trưởng và bồi dưỡng nâng cao năng lực hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng.

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học và công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng c á c trường tiểu học của huyện n Sơn. Sau đó phân tích, đánh giá rồi so sánh với yêu cầu về năng lực cần có của hiệu trưởng trường tiểu học.

Các biện pháp đưa ra đã được xem xét về điều kiện thực hiện, phù hợp với khả năng thực tế của các nhà trường, của địa phương nói chung.

3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng hiệu trưởng là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thông qua.

Năng lực đội ngũ CBQL nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng phải được chuẩn hố về mọi mặt, khơng chỉ chuẩn hố trình độ chun môn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết nghiệp vụ quản lý mà cịn phải có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; quản lý học sinh; quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; quản lý tài chính, tài sản nhà trường; quản lý hành chính và hệ thống thơng tin; tổ chức kiểm tra, kiểm định

chất lượng giáo dục; thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; phối hợp giữa nhà trường và địa phương;... Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết phải là biện pháp làm thay đổi về nhận thức, tư duy của hiệu trưởng theo tinh thần đổi mới; sau đó mới là nội dung, là hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng và tổ chức, thực hiện. Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng và khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập.

Giáo dục là quá trình nhằm hình thành ở người học một hệ thống những phẩm chất, năng lực toàn vẹn của nhân cách. Các phẩm chất, năng lực này được hình thành hầu như đồng thời, đan xen lẫn nhau bổ sung cho nhau theo nguyên tắc đồng tâm. Hệ thống những năng lực, phẩm chất được hình thành trước là cơ sở để hình thành những năng lực và phẩm chất tiếp theo, ngược lại những năng lực và phẩm chất sau củng cố và hoàn thiện những năng lực và phẩm chất đã có làm cho nó ngày càng bền vững và sâu sắc. Quản lý công tác bồi dưỡng, phát triển năng lực cho hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học khơng thể nằm ngồi ngun tắc này. Các năng lực phải được trang bị và rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Vì vậy những hoạt động bồi dưỡng để phát triển năng lực dạy học, giáo dục, năng lực xã hội, phát triển chương trình giáo dục nhà trường vv…cho giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống.

Yêu cầu của nguyên tắc:

- Trong quá trình phát triển các năng lực phải bao hàm cả việc trang bị kiến thức lẫn rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ, mỗi năng lực khi đã được hình thành cần phải được củng cố, luyện tập, nâng cao.

- Công tác bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng phải được thực hiện liên tục, trong mọi hồn cảnh, mọi mơi trường, trong sự kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

hiệu trưởng cần được thực hiện đồng bộ nhưng từng thời điểm có những năng lực được ưu tiên, chú ý phát triển hơn. Ví dụ năng lực phát triển chương trình nhà trường, năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, năng lực hướng dẫn và quản lý giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ

Trước khi đề xuất các biện pháp, tơi đã tiến hành thăm dị ý kiến của lãnh đạo và các chuyên viên phòng GD&ĐT huyện, đánh giá giáo viên và ý kiến của hiệu trưởng trường tiểu học về các nội dung bồi dưỡng; thăm dò ý kiến của giáo viên, hiệu trưởng về nhu cầu, sự cần thiết đối với các nội dung cần bồi dưỡng và thấy rằng tất cả các nội dung của các lĩnh vực đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau; thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao trình độ chung của hiệu trưởng, nâng cao các năng lực của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn.

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn

Trước khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của lãnh đạo và các chuyên viên của phòng GD&ĐT huyện, đánh giá giáo viên và ý kiến của hiệu trưởng trường tiểu học về các nội dung bồi dưỡng; thăm dò ý kiến của giáo viên, hiệu trưởng về nhu cầu, sự cần thiết đối với các nội dung cần bồi dưỡng và thấy rằng tất cả các nội dung của các lĩnh vực đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Trên khảo sát thực trạng quản lý công tác ĐTBD đội ngũ hiệu trưởng, vì vậy các biện pháp đề xuất trong Luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn:

- Khơng lặp lại cái đã có;

- Áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả;

- Đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn giáo dục hiện nay.

Đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tế công việc sẽ giúp hiệu trưởng (người học) vận dụng được những kỹ năng cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, khắc phục tình trạng lãng phí, hình thức trong đào tạo.

Hoạt động bồi dưỡng phải căn cứ và bám sát nhu cầu thực tiễn của công tác giáo dục, đặc điểm ở khu vực miền núi; đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng, năng lực cá nhân với thực tế triển khai công việc.

Công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hiệu trưởng phải phù hợp với thực tế địa phương, cần tập trung vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.

Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng các trường tiểu học phải hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, đồng thời tạo ra sự cải thiện về năng lực cho hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học.

3.1.5 Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi vì:

- Phù hợp với nhu cầu của thực tiễn giáo dục, đáp ứng yêu cầu Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của huyện Yên Sơn, của các nhà trường, của địa phương, của từng hiệu trưởng, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

- Phịng giáo dục n Sơn có thể quản lý cơng tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng, có thể kiểm tra, giám sát thực hiện và chuẩn xác hơn khi đánh giá.

Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học được đề xuất sau đây nhằm đạt mục tiêu chung là:

- Xây dựng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng chuẩn hoá, từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.

- Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, yếu kém, tăng cường kỷ cương nề nếp trong công tác giảng dạy và quản lý; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại đảm bảo thực chất.

- Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng; đảm bảo chất lượng của các đợt bồi dưỡng, kết hợp giữa sử dụng và đãi ngộ; đánh giá và giải pháp xử lý, tạo động lực để hiệu trưởng trường tiểu học huyện Yên Sơn tồn tâm, tồn ý với nghề.

Trước những địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới chung của đất nước, trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và lâu dài để thực hiện đổi mới giáo dục, cần thiết liên tục phải đổi mới quản lý nhà trường. Nâng cao năng lực quản lý, chủ động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm của hiệu trưởng chính là tinh thần cơ bản của đổi mới QLGD.

Từ nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn, tác giả xin đề xuất những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Yên Sơn, với mong muốn nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cấp tiểu học huyện n Sơn nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo chuẩn hiệu trưởng (Trang 85 - 89)