Yêu cầu về chính sách pháp luật tổ tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)

ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ

1.2.2. Yêu cầu về chính sách pháp luật tổ tụng hình sự

Pháp luật TTHS nói chung và hệ thống các BPNC nói riêng ln là là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền con ngườị Đặc biệt, BPNC bắt người hạn chế trực tiếp quyền tự do thân thể của con người, cho nên mồi trình tự, thủ tục, lệnh hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể, tự do đi lại của người bị áp dụng. Do đó, hồn thiện các quy định của pháp luật TTHS liên quan đến BPNC bắt người là yêu cầu bức thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộị

Mặt khác, pháp luật nước ta luôn đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đề cao sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật cùa các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và toàn thể công dân. Mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng chống các tội phạm. Mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích của Nhà nước đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Nhận thức rõ yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật, nhất là các quy định trong lĩnh vực TTHS, Điều 10 BLTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể đã nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuấn của Viện kiếm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khân câp, việc băt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật nàỵ Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”.

Như vậy, đế bảo đảm việc áp dụng biện pháp bắt đúng người, đúng đối tượng, BLTTHS đã quy định rất chặt chẽ các trường hợp áp dụng biện pháp bắt người, thẩm quyền, căn cứ, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp nàỵ Bào đảm hoạt động bắt người trên thực tiễn diễn ra đúng pháp luật, tránh vận dụng biện pháp bắt một cách tuỳ tiện, dẫn đến oan sai người vô tội, hay khơng đúng trình tự, thủ tục, trái thẩm quyền được giaọ

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)