Yêu cầu hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ

1.2.4. Yêu cầu hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến pháp luật đã giúp tăng cường và củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế cũng đặt ra những thách thức cho hệ thống pháp luật nước tạ Ngồi việc nội luật hóa các quy định, các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia

nhập, nước ta cịn phải đơi mặt với các loại tội phạm mang tính qc tê, các tô chức tội phạm và tội phạm xuyên quốc giạ Đây là một thừ thách đặt ra cho hệ thống pháp luật của nước tạ

Ngày 22-10-2010, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “A/ở rộng quan hệ họp tác quốc tế

trong cơng tác phịng, chổng tội phạm, trước het là vói các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực ASEAN. Tổ chức

thực hiện tốt các cóng ước quốc tế, hiệp định TTTP, hiệp định họp tác phòng,

chổng tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Tiếp tục nghiên cứu tham gia, ký kết các điều ước quốc tế khác liên quan đến cơng tác phịng, chống tội phạm" [4, tr.25]. Trên phương diện pháp lý, họp tác quốc tế trong

TTHS góp phần hồ trợ cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yểu tổ nước ngồi nói riêng. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện naỵ

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết về hợp tác quốc tế trong TTHS, BLTTHS năm 2015 đã thế chế hố chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, hợp tác quốc tế trong TTHS nói riêng bằng việc quy định một phần riêng (phần thứ 8) bao gồm 02 chương (Chương XXXV và Chương XXXVI) với 18 Điều (từ Điều 491 đến Điều 508) quy định cụ thể về việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTHS.

Những quy định chung, cơ bản về hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS được quy định tại Chương XXXV từ Điều 491 đến Điều 496. Tại đây, các nhà lập pháp nước ta đã quy định rõ ràng về phạm vi, nguyên tắc, cơ quan chịu trách nhiệm, người có thẩm quyền, người tham gia tố tụng,... làm căn cứ cho việc họp tác quốc tế trong TTHS. Bên cạnh đó, tại Chương XXXVI từ

Điêu 497 đên Điêu 508 lại quy định vê trình tự, thủ tục, các BPNC, cưỡng chê áp dụng trong trường hợp hợp tác quốc tế.

Có thể nói, các BPNC nói chung và đặc biệt là biện pháp bắt người nói riêng đã có vai trị quan trọng cho việc tăng cường họp tác quốc tế trong lĩnh vực TTHS. Nhờ có biện pháp này, chúng ta có thể chuyển giao người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam cho quốc gia mà người đó có quốc tịch đế xừ lý theo yêu cầu dẫn độ, hoặc ngược lại, chúng ta cỏ thể yêu cầu chuyển giao người Việt Nam vi phạm pháp luật ở nước ngoài về Việt Nam xử lý theo yêu cầu dẫn độ. Việc này giúp nước ta bảo vệ quyền con người, quyền công dân được tốt hon.

Tuy nhiên, phải khẳng định, việc quy định về trình tự, thủ tục, các BPNC, biện pháp cưỡng chế trong TTHS, bao gồm cả biện pháp bắt người theo yêu cầu dẫn độ phải đặc biệt tuân thủ nguyên tắc họp tác quốc tế trong TTHS quy định tại Điều 492 BLTTHS năm 2015, theo đó:

“1. Hợp tác quốc tế trong TTHS được thực hiện trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong TTHS được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)