BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM
2.1.1. Bắt người phạm tội qua tang
Biện pháp bắt người trong trường họp phạm tội quả tang được quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2015: “7. Đối với người đang thực hiện tội phạm
hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuôi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến
cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc ủy ban nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thâm quyền.
2. Khi bat người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì
người nào cũng có quyền tước vũ khỉ, hung khỉ của người bị bắt”.
Theo đó các nội dung được đưa ra gồm:
Thứ nhất, đối tượng bị áp dụng: Cá nhân có hành vi liên quan đến tội
phạm và chưa bị khởi tố.
Thứ hai, căn cứ áp dụng:
- Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: người phạm tội đang thực hiện một hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm thì bị phát hiện nên phải bắt để ngăn chặn ngay hành vi phạm tội tiếp diễn và hậu quả có thể xảy rạ Hành vi này có thể được phản ánh dưới dạng cấu thành hình thức hoặc vật chất tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thế phát sinh các căn cứ họp lý để cho rằng họ là chủ thể của hành vi phạm tộị Ví dụ như: hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản, đối tượng chưa lấy được tài sản thì bị bắt
(cấu thành hình thức).
- Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: đây là thời điêm ngay sau khi kết thúc hành vi được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm, đồng thời là thời điểm kế tiếp của căn cứ thứ nhất. Theo đó, người phạm tội vừa chấm dứt hành vi phạm tội (thực hiện xong) chưa kịp chạy trốn thì bị bắt. Nghi ngờ về hành vi phạm tội phát sinh khi dấu vết của tội phạm được phản ánh bởi mơi trường xung quanh, ví dụ như: phát hiện công cụ, phương tiện phạm tội, chưa hoặc đang xóa dấu vết tội phạm thì bị phát hiện.
- Bị đuổi bắt: đây là giai đoạn kế tiếp về mặt thời gian đối với hai nội dung nêu trên, theo đó BLTTHS cho phép một cá nhân khác tham gia vào việc truy bắt người phạm tội khi phát hiện một người khác bở chạy vì một hành vi phạm tội và bị truy đuổị Bắt quả tang trong trường hợp này trên thực tế đã kéo dài về mặt thời gian đối với một hành vi mang tính “quả tang” tuy nhiên điều này đáp ứng yêu cầu về mặt đấu tranh và phòng chống tội phạm một cách tức thờị
Thứ ba, chủ thể có quyền áp dụng: bất kỳ ai thấy người nào khi có một
trong ba căn cứ nêu trên đều có thể áp dụng BPNC bắt quả tang.
Thứ tu-, thủ tục thực hiện:7 • • •
- Tước vũ khí, hung khí (nếu có) của người bị bắt;
- Giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, VKS hoặc úy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Các cơ quan này phải lập biên bản bắt người và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
- Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải lấy lời khai trong vòng 24 giờ và phải quyết định tạm giữ hay trả tự do cho người bị bắt.