Giai đoạn từ năm 1959 đến năm

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 36)

ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ

1.3.3. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm

Ở thời kỳ này, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được nhà nước quan tâm hơn khi quy định tại Điều 27, Hiến pháp năm 1959:

“Khơng ai có thể bị bắt nếu khỏng có sự quyết định của Tòa án nhãn dãn hoặc sự phê chuản của Viện kiêm sát nhản dân”. Sự siết chặt về mặt thủ tục• • X • ••••

nhằm băo đảm quyền con người được cụ thể hố trong các văn bản pháp lý như Thơng tư số 42/TT-LB ngày 28-6-1963 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Công an xác định thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước và trách nhiệm phê chuẩn của Viện kiểm sát, cũng như bảo đảm cho việc phê chuẩn.

Theo đó, cơ quan cơng an chỉ được quyền bắt người khi đã được phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Việc phê chuẩn dựa trên căn cứ gồm những tài liệu cần thiết cơ quan Công an đã thu thập được gửi cho VKSND; mặt khác VKSND có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn nhanh chóng để phục vụ kịp thời cuộc đấu tranh chống tội phạm. Trong trường hợp xét thấy chưa đủ căn cứ, VKSND có thể yêu cầu cơ quan Công an cung cấp tài liệu bổ sung.

Ở miền Nam, sắc luật số 02/SL-76 được Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành ngày 15-03-1976 quy định với các nội dung nối bật:

Thứ nhất, về thủ tục: Việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám

đồ vật phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang và trường hợp khấn cấp quy định ờ các điều 2 và 3 của sắc lệnh;

Thứ hai, vê thâm quyên: VKSND có quyên ra lệnh băt, giam, khám

người, khám nhà ở, đồ vật trong những VAHS; TAND có quyền ra lệnh bắt, giam kẻ phạm tội trong những VAHS đang thụ lý; Trướng, phó cơ quan An ninh từ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên có quyền ra lệnh bắt giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật cùa người phạm tội; lệnh đó phải được sự phê chuẩn trước của VKSND nếu là VAHS, hoặc ủy ban cách mạng cùng cấp, nếu là trường họp tập trung cải tạọ

Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15-03-1976 được ban hành đồng thời được sử dụng trong cả lĩnh vực TTHS và tố tụng hành chính; tuy nhiên, điểm nổi bật là yêu cầu của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thịi Cộng hịa miền Nam Việt Nam về tính chặt chẽ trong thủ tục và việc xác định thẩm quyền khi ra lệnh bắt. Điều này phản ánh sự quan tâm của Chính phủ về nội dung lập pháp và kỹ thuật lập pháp đối với BPNC nói chung, bắt người nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 36)