Về trình tự, thủ tục

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 82)

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM ••••

3.2.2. về trình tự, thủ tục

Với những trường hợp hạn chế về thẩm quyền như bắt người trong thực tế, trong quá trình bắt người theo lệnh trong các trường hợp như bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hay bắt bị can, bị cáo để tạm giam, hoạt động thông báo về quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt còn chưa đầy đủ và nhanh chóng vơ hình chung có thế làm người bị bắt không thể thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.

Xuất phát từ nguyên nhân đó, tác già kiến nghị xây dựng một số quy định mang tính nguyên tắc bảo đảm hoạt động áp dụng biện pháp bắt người đáp ứng các yêu cầu về quyền con ngườị Ví dụ như: khi bắt người theo lệnh bắt thì phải cho người này xem lệnh; đồng thời cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải thơng báo ngay cho người này các tình tiết chính cấu thành tội phạm và quyền chỉ định người bào chữa, và phải cho người này cơ hội giải thích. Thêm vào đó yêu cầu nhanh chóng tiếp cận chúng cứ lời khai nhanh chóng theo đúng thời hạn quy định, khơng trì hỗn trong việc thả người bị bắt khi thiếu căn cứ hoặc lệnh bắt không được VKSND phê chuẩn.

Mặt khác, trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang, chù thể có thẩm quyền áp dụng là bất kỳ người nàọ Những người này sẽ không được trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật nên Điều luật quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang cần cụ thể, chi tiết và

rõ ràng, tránh trường hợp người dân do thiêu hiêu biêt mà vi phạm pháp luật trong quá trình bắt người phạm tội quả tang. Tại khoản 1 Điều 111 BLTTHS năm 2015 quy định: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau

khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an,

Viện kiếm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất... ” theo đó bất kỳ người

nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang nhưng người dân không được trang bị các công cụ hồ trợ việc áp giải người phạm tội, trong quá trình áp giải dễ xảy ra sai xót, vi phạm, thậm chí là người phạm tội bỏ trốn, tấn cơng lại người áp giải khiến việc “giải ngay” trong thực tế gặp nhiều bất cập, khó khăn. Theo quan điểm của tác giả, cần sửa đổi quy định này thay vì buộc phải “giải ngay người bị bất” ta có thế bố sung việc “thông báo” để các cơ quan có thẩm quyền được trang bị đầy đủ cơng cụ, phương

tiện thực hiện nhiệm vụ áp giảị

Theo đó, khoản 1 Điều 111 BLTTHS năm 2015 thay đổi thành: “ỡơí

với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà

bị phát hiện hoặc bị đi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và thông

bảo hoặc giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiêm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc bảo ngay cho Cơ quan điều tra có thâm quyền ”.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 112 quy định về bắt người đang bị truy nã: “Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, VKS hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phái lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Tương tự như quy định về bắt người phạm tội quả tang như tác giã đã phân tích ở trên, việc buộc phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền

trong nhiêu trường họp khơng đảm bảo an tồn cho tính mạng, sức khỏe người áp dụng. Họ không được trang bị công cụ, phương tiện hồ trợ trong khi

người bị bắt là đối tượng nguy hiểm, đang bị cơ quan có thẩm quyền truy nã. Vậy nên, theo tác giả cần sửa đổi quy định tại Điều này thành: “Đổi với người

đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và thơng báo hoặc

giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân

dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay

người bị bẳt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thâm quyền

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 80 - 82)