Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 62)

2.Ị5.3 Băt người phạm tội là người nước ngoà

2.2.4. Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết 06 tháng đầu năm 2021, cả nước có 12.609 đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã chiếm tỷ lệ 3,9% so với tổng số đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt ngườị Cụ thể: Năm 2017 có 2.952 đối tượng chiếm tỷ lệ 4,47%; năm 2018 có 2.426 đối tượng chiếm tỷ lệ 3,72%, giảm 526 đối tượng chiếm tỷ lệ 17,82%; năm 2019 có 2.773 đối tượng chiếm tỷ lệ 3,94%, tăng 347 đối tượng tương đương 14,3%; năm 2020 có 2.859 đối tượng chiếm tỷ lệ 3,65%, tăng 86 đối tượng tương đương 3,1%. 06 tháng đầu năm 2021 có 1.599 đối tượng chiếm tỷ lệ 3,69%

(Xem chi tiết tại Phụ lục 3). Qua thống kê có thể thấy tỷ lệ đối tượng bị áp

dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các trường hợp bắt người (chỉ chiếm tỷ lệ khoảng gần 4%).

Khảo sát về thẩm quyền áp dụng biện pháp bẳt người đang bị truy nã trong giai đoạn này, trong tổng số 12.609 trường hợp bắt người đang bị truy nã, có 11.789 trường hợp do CQĐT tiến hành áp dụng chiếm tỷ lệ 93.5% và

820 trường hợp do các cơ quan, cá nhân khác tiến hành chiếm tỷ lệ 6.5%. Có thể thấy, đa phần các trường họp bắt người đang bị truy nã do CQĐT thực hiện bởi CQĐT là lực lượng chấp pháp được trang bị đầy đủ công cụ phương tiện hỗ trợ việc bắt người đang bị truy nã hơn các cơ quan khác. Những đối tượng đang bị truy nã đa phần là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm, trốn tránh pháp luật và sẵn sàng tấn công lại chủ thế vây bắt, chính vì vậy nếu

khơng được trang bị đầy đủ cơng cụ hỗ trợ như CỌĐT thì rất khó có thể truy bắt được đối tượng. Cụ thể:

Năm 2017, trong 2.952 trường hợp bắt người đang bị truy nã, có 2.781 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 94,21% và 171 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 5,79%.

Năm 2018, trong 2.426 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã, trong đó có 2.246 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 92,58% và 180 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 7,42%.

Năm 2019, trong 2.773 trường hợp bẳt người đang bị truy nã, có 2.580 trường họp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 93,04% và 193 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 6,96%.

Năm 2020, có 2.859 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã, trong đó có 2.672 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 93,46% và 187 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 6,54%.

Trong 06 tháng đầu năm 2021, có 1.599 trường họp bị áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã, trong đó có 1.510 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 94,43% và 89 trường họp do các cơ quan khác tiến hành áp dụng chiếm tỷ lệ 5,57%. (Xem chi tiết tại Phụ lục 6).

Cỏ thể kể đến vụ Công an Nghệ An đã bắt giữ Trần Văn Lý (SN 1992,

trú tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), nghi phạm cùng đồng bọn dùng súng gây ra vụ cướp tài sản trên địa bàn TP Vinh vào ngày 01/08/2016. Ngày 02/03/2017, Phịng cành sát Hình sự, Cơng an tỉnh Nghệ An đã bắt giữ đối tượng trốn truy nã Trần Văn Lý khi đối tượng này đang lẩn trốn.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)